MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG THUẬT PHONG THỦY (Phần 1)

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG THUẬT PHONG THỦY

1. La kinh (La bàn Phong thủy): dụng cụ đo phương hướng căn bản nhất của thuật Phong thủy. La kinh là biểu tượng của thuật Phong thủy.

2. Thiên trì: la bàn nhỏ, kim chỉ Nam, được bố trí ở trung tâm của La Kinh.

3. Cao, Đê: chỉ sự cao, thấp của địa hình xung quanh.

4. Thủy lai: dòng nước chảy đến, con đường dẫn đến trước nhà.

5. Thủy khứ (tiêu thủy): dòng nước chảy đi.

6. Lai long: mạch khí (núi, đất) chạy đến.

7. Tụ thủy: nước từ xa chảy đến và tụ lại.

8. Lập hướng: phép tuyển chọn phương hướng tốt để cất nhà

9. Tiêu sa: phép tuyển chọn phương hướng tốt để đắp gò, đồi

10. Nạp thủy: phép tuyển chọn phương hướng tốt để tác thủy

11. Sinh thủy: nước trong, sạch, chảy êm đềm, uốn lượn, điều hòa.

12. Sát thủy: nước bị ô nhiễm, chảy siết, xung thẳng vào trong nhà, nước xoáy, nước bắn lên tung tóe.

13. Chế: khắc chế, nguyên tắc: dùng ngũ hành tương khắc.

14. Hóa: hóa giải, nguyên tắc: dùng ngũ hành sinh xuất.

15. Nghinh thủy: đón đầu mạch khí, hai bức tường bên của căn nhà tạo với chiều đường đến thành 1 góc lớn hơn 90 độ

16. Tống thủy: xuôi theo chiều mạch khí, hai bức tường bên của căn nhà tạo với chiều đường đến thành 1 góc nhỏ hơn 90 độ

17. Tứ lưu Phi tinh bàn: Niên, Nguyệt, Nhật, Thời Tinh bay đến hướng nhà. Huyền Không Phi Tinh dùng phép ai tinh bàn để xác định phương vị của những tinh tú này và căn cứ vào đây để dự đoán cát hung cho gia trạch

18. Địa bàn: Lạc thư, Nguyên đán bàn, Cửu cung đồ.

19. Vận bàn: nhập Vận tinh vào cửu cung đồ và phi tinh.

20. Sơn bàn: sau khi lập Vận bàn, chọn tinh tú nào đáo sơn nhập vào trung cung, theo tính chất chẵn lẻ mà phi tinh để lập sơn bàn.

21. Hướng bàn: sau khi lập Vận bàn, chọn tinh tú nào đáo hướng nhập vào trung cung, theo tính chất chẵn lẻ mà phi tinh để lập hướng bàn.

22. Trạch mệnh bàn (Thiên bàn): Vận bàn + Hướng bàn + Sơn bàn

23. Vượng và Suy: đương lệnh và thất lệnh (xét về lý khí tinh bàn), phù hợp và không phù hợp, đắc cách và thất cách (xét về hình thể loan đầu). Ví dụ trong vận 8 thì các Sơn – Hướng tinh 8 là Vượng khí; 9 là Sinh khí; 1 là Tiến khí; 2, 3 là Tử khí; 4, 5, 6 là Sát khí; 7 là Thoái khí.

24. Sơn: một cung nhỏ bằng 15 độ được ghi trên La kinh và được đặt tên theo Tứ duy, Bát can và Thập nhị chi. Trên La kinh có 24 sơn là: Nhâm, Tý (0 độ), Quí, Sửu, Cấn, Dần, Giáp, Mão (90 độ), Ất, Thìn, Tốn, Tị, Bính, Ngọ (180 độ), Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu (270 độ), Tân, Tuất, Càn, Hợi.

Author’s Posts