Food

All Stories

Cơ cấu xã hội thiên nhiên - Phần 2 (2 Phần)

CƠ CẤU XÃ HỘI THIÊN NHIÊN (Phần 2)

Để môn Giao Dịch Xã Hội của Thái sư phụ được truyền bá rộng rãi nay Vưu Thanh xin Gửi Nguyên văn các bài của Thái sư phụ về môn này.

Trích: Kinh dịch xưa và nay, Tác giả: Nam Thanh Phan Quốc Sử.

BỐN NHU CẦU ÂM DƯƠNG CƠ BẢN:

  1. Nhu cầu hữu lý, chính lý, được lý là Âm, là Dương

Lấy gì gọi đó là Âm, đó là Dương? Nếu không có cái giống mà hơi khác nó (Đồng Nhi Dị) so sánh ban nghĩa. Một mình Âm là vô lý, một mình Dương là vô lý. Muốn được hữu lý thì phải có cả hai cùng lúc hoặc một hiện một ẩn. Vậy Âm Dương cùng có nhu cầu được hữu lý, chính lý, bởi nhau nên cả hai đều phải có cùng lúc một lượt về phương diện Danh Lý.

  1. Nhu cầu diễn tiến sống động: thiên cực Âm hoặc Dương.

Tất cả mọi sự vật việc đều phải chịu Lý Đồng Nhi Dị tức phải giống mà hơi khác nên phải Manh Nha – Cực – Biến Hóa – Hóa Thành mãi một cách tự động, bị động hoặc thụ động.

Khi Âm hoặc Dương Đồng Nhi Dị với chính nó trong sâu kín lặng lẽ của nó thì nó đã manh nha tức đã động, mà động trong sâu kín nhiệm nhặt nên gọi là manh nha động hoặc tĩnh. Diễn tiến sống động của chúng theo chiều hướng thiên cực:

Âm manh nha động sang Dương

Dương manh nha động sang Âm.

Tính lý manh nha thiên cực sẵn có ở tận trong sâu kín của mỗi mỗi Âm Dương nên đó cũng là đường đi dĩ nhiên của Tạo Hóa.

  1. Nhu cầu quân bình sinh hóa giữa Âm và Dương

Do mức độ, tỷ lệ và vị trí của mỗi Âm Dương có thừa thiếu cần quân bình sinh hóa nên phát sinh vấn đề cung cầu thừa thiếu. Xin lưu ý trong cung có cầu, trong cầu có cung. Cung mặt này cầu mặt khác. Cầu mặt này cung mặt khác. Chưa kể cung cầu chân giả đã nói ở những đoạn trên.

  1. Nhu cầu Đồng hóa, Dị hóa: Âm Dương thiên thắng.

Trong Thiên Nhiên Xã Hội, muôn loài vạn vật cái này tồn tại tiến bộ phải nhờ vào cái kia nuôi dưỡng đó là nhu cầu Đồng Hóa cái khác – thu nạp cái khác.

Nhưng khi đồng hóa cái khác vẫn giữ bản sắc cá tính độc lập phân biệt cái khác, đó là nhu cầu Dị Hóa – giữ gốc.

Do nhu cầu Đồng hóa Dị hóa này mà Âm Dương phải thiên thắng tranh cường – lấn áp, thu liểm, diệt hại lẫn nhau – Nhưng cuối cùng dù thế nào cũng vẫn không có kẻ thắng người bại. Thắng mặt này, bại mặt khác. Nên vẫn tồn tại cả hai mặt của vấn đề là Âm Dương muôn đời, vì muôn loài đâu có loài nào tự tung tự tác theo ý mình hoàn toàn được mà phải theo qui luật tự nhiên của tạo hóa sinh khắc cùng lúc. Có sinh hợp thì có khắc hợp, có khắc hợp thì có sinh hợp. Tất cả phải mãi mãi chung hợp, rồi trong chung hợp đó tùy thời lúc sinh khắc tiêu trưởng lẫn lộn, cũng vẫn trong vòng chung hợp sống động bằng cách này hay cách khác – không thể lìa nhau được.

Thiên hạ sự đa đoan rắc rối dở khóc, dở cười phần lớn cũng tại nhu cầu Đồng hóa Dị hóa, thu phóng, tụ tán, chiếm hữu, tách biệt này. Riêng trong phạm vi ý thôi: thiên hạ đảo điên, điên đảo chẳng phải vì đồng ý và bất đồng ý sao?!

Lúc Đồng, lúc Dị – từ Đồng phải Dị, từ Dị phải Đồng. Muốn Đồng được không, muốn Dị được không?? Chẳng phải chỉ riêng sức người muốn không mà được, chắc hẳn phải có Ý Trời tham dự mới nên vậy. (Tại Trời sui khiến nên chúng mình gặp nhau).

  1. NHU CẦU ÂM DƯƠNG TRONG TÌNH ĐỜI, TÌNH NGƯỜI:

                                                         DANH- LỢI- TÌNH.

Tình Đời, Tình Người mãi mãi đi trong Danh-Lợi-Tình chung riêng, thầm kín hay biểu lộ, cao thượng hay thấp hèn, tích cực hay tiêu cực.

Không ai có thể chối nhận được là mình không có những nhu cầu tâm sinh lý thực tế hoặc mơ ước đòi hỏi cần phải thỏa mãn ít nhiều. Có thể qui những nhu cầu loài người, muôn vật vào ba phạm vi lớn tiêu biểu là Danh-Lợi-Tình.

Mọi sinh hoạt giao dịch giữa con người với con người, giữa con người với muôn vật không ngoài Danh Lợi Tình theo nghĩa rộng, hẹp. Vì Danh Lợi Tình thừa thiếu, con người và muôn vật phải cung cầu thỏa mãn lẫn nhau:

Chưa có Danh thì cầu Danh.

Chưa có Lợi thì cầu Lợi.

Chưa có Tình thì cầu Tình.

Có Danh rồi thì cầu thêm Danh nữa hoặc cầu Lợi, cầu Tình

Có Lợi rồi thì cầu thêm Lợi nữa hoặc cầu Danh, cầu Tình

Có Tình rồi thì cầu thêm Tình nữa hoặc cầu Danh cầu Lợi

Có Danh Lợi Tình vừa đủ ở mức độ thấp thì cầu có ở mức độ cao nữa.

Được Danh Lợi Tình riêng thì cầu Danh Lợi Tình chung hoặc ngược lại, được cái chung thì lo nghĩ tới riêng tư hoặc chung tư lẫn lộn…

Lòng tham cầu Danh Lợi Tình không có giới hạn. Nó không hẳn là tốt hay xấu. Nó là một thực tế, một thực tại hiển nhiên, là một nhiên tánh luôn luôn có sẵn trong muôn loài vạn vật. Nó là một nhu cầu chánh đáng để Tạo Hóa, để sinh tồn, để tiến bộ. Nếu ai quá lạm dụng Danh Lợi Tình không đúng đắn thì mới bị chê trách và phải chịu hậu quả nặng nề.

Vì lòng tham cầu Danh Lợi Tình là một nhiên tánh, nên Đạo Đức của Tạo Hóa, của con người và muôn vật được xây dựng cơ bản và được đánh giá bởi Danh Lợi Tình.

Nếu không có Danh Lợi Tình làm động cơ, làm hấp dẫn lực thì lấy gì cuốn hút muôn loài vào vòng sinh hóa, ngày càng sáng tỏ Đạo Trời.

Mọi sự cố gắng chống chọi, vượt thoát, tiêu diệt Danh Lợi Tình đều uổng công vì không thể làm được, càng cựa quậy càng lún sâu, vướng mắc lưới Danh Lợi Tình khắp nơi. Như thế chẳng khác gì mình tự phản bội lấy mình, phản bội Tổ Tiên, phản bội Trời Đất đã dầy công bồi đắp Danh Lợi Tình chính đáng để tạo ra và nuôi dưỡng mình lớn lên – Ta là ai mà dám nghịch thiên, nghịch địa vô ơn bạc nghĩa, tội này ắt Trời không dung Đất không tha.

Những người đạo đức giả, trí thức giả làm sao biết được nguồn gốc danh, lợi, tình là thủy tổ của họ. Họ làm ra vẻ không màng, chán ngấy Danh Lợi Tình để gạt người, dối đời, chứ sự thật họ tính toán Danh Lợi Tình hơn ai hết, bỏ Danh Lợi Tình này để lấy Danh Lợi Tình khác. Trước sau họ cũng không bỏ được, thoát được Danh Lợi Tình. Họ càng chối nhận, chê trách Danh Lợi Tình thì càng chứng tỏ họ là hạng người kém trí thức, kém đạo đức hơn ai hết. Phật Tiên Chúa Thánh Quỷ Thần, Con Người và Muôn Vật không ai không có danh lợi tình mà lập Đạo, tạo Đời được. Chúng ta phải suy xét cẩn thận điều này, kẻo không sẽ ân hận vô cùng.

Tóm lại: Danh Lợi Tình là một sự thật, có thật chứ không phải mơ ước vọng tưởng. Tất cả đều cần nó, dùng nó, trong từng giây phút trên mọi nẻo đường, sao lại vô ơn chối bỏ nó. Nó có tội tình gì. Tội tình chăng là con người ta hiểu sai lệch về nó, vận dụng nó tầm bậy nên nó gây ra biết bao thảm cảnh tai họa cho loài người. Đừng đổ oan, trách oán cho nó.

Người khôn ngoan không chối nhận trốn chạy sự thật Danh Lợi Tình mà dám nhìn thẳng, tiếp cận, khống chế, thuần hóa nó thành bạn tri âm đa năng đa hiệu đắc dụng trên đường Đời Đạo.

Động thái Danh Lợi Tình của ta phải thật khôn khéo. Người đời thường đến với ta bằng Danh Lợi Tình chơn giả thì ta cũng phải chơn giả Danh Lợi Tình đối đãi.

Chúng ta hãy nghiệm xét bài thơ của Sư Tổ là Dịch Lý Sĩ Xuân Phong dạy như sau:

Chúng nhân năng giả bất năng chơn (1)

Biến hóa Âm Dương quyết thiệt hơn (2)

Giả giả chơn chơn tùy thế thế (3)

Khôn chơn khéo giả đạo hành nhân. (4)

NAM THANH chú giải:

Câu 1: Đa số người đời thường giả dối nhiều hơn là chân thật vì muốn thủ đắc Danh Lợi Tình nào đó.

Câu 2: Muốn thủ đắc Danh Lợi Tình thì Loài Người đã đang sẽ làm gì? – Phải dùng mọi kiểu cách mưu trí phương tiện biến hóa đổi thay chân giả quyết liệt, tranh hơn thua thắng bại sinh tử với nhau.

Câu 3: Vậy ta ở trong cuộc nhân sinh phải làm sao? – Tùy thời thế mà chơn giả biến hóa.

Câu 4: Chơn giả phải thật khôn khéo:

Chơn thật phải đúng lúc

Giả dối phải khéo léo như thật.

Đó là cách hay nhất để làm sao vào lửa không “sợ chết cháy” vào nước không “sợ  chết chìm”.

Người học Dịch phải cố công tu học để có được khả năng bản lĩnh như thế mới mong tự thân tồn tại tiến bộ, tự giác mới giáo tha, mới giúp ích  được cho Đời Đạo mà không gây thêm tai họa cho mình cho Người. Đó là Đạo làm Người.

Trích: Kinh dịch xưa và nay, Tác giả: Nam Thanh Phan Quốc Sử.

Cơ cấu xã hội thiên nhiên - phần 1 (Gồm 2 phần)

CƠ CẤU XÃ HỘI THIÊN NHIÊN

Để môn Giao Dịch Xã Hội của Thái sư phụ được truyền bá rộng rãi nay Vưu Thanh xin Gửi Nguyên văn các bài của Thái sư phụ về môn này.

Trích: Kinh dịch xưa và nay, Tác giả: Nam Thanh Phan Quốc Sử.

Khoa Dịch Lý, như ta đã biết, là một khoa học nghiên cứu, truy tầm cho vỡ lẽ cái lý do tại sao Vạn hữu biến hóa hóa thành.

Trải qua quá trình tư duy thực nghiệm dầy dặn công phu chắc lọc sáng tạo của biết bao con người trí tuệ Cổ Kim Đông Tây, đến nay Trí Tri Ý Thức chung của Nhân loại đã thẳng thắn quả quyết chấp nhận yếu lý Đồng Nhi Dị (giống mà hơi khác) tức Âm Dương Lý là nguồn gốc, là nguyên nhân đầu tiên cấu tạo hóa thành muôn loài vạn vật, bất kể vô hình hữu hình.

Muôn vật từ Lý mà ra

Muôn vật về đến Lý là cùng, là hết

Lý Đồng Nhi Dị là chân lý tuyệt đối, là Lý Biến Động, Biến Đổi, Biến Hóa, Hóa Thành mọi sống động, động tĩnh vô hữu, gọi tắt là Dịch Lý, danh chính lý nhất là Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý Thức, danh quen dùng Âm Dương Lý.

Khi vào phạm vi Xã Hội Thiên Nhiên là Xã Hội Âm Dương, một lần nữa ta cần thống nhất quan điểm về Âm Dương thì mới có thể bàn luận tiến sâu vào cơ cấu nhiệm nhặt hơn.

  1. ĐỊNH RÕ NGHĨA LÝ ÂM DƯƠNG:

                                          Là LÝ ĐỒNG NHI DỊ – DỊ NHI ĐỒNG

Âm Dương: là danh từ dùng để chỉ chỗ Giống mà Hơi Khác: Đồng Nhi Dị – Dị Nhi Đồng có khắp nơi muôn loài vạn vật.

Đồng: là tuyệt đối, là cái Một, là tổng thể, là Tập Hợp gồm cả Âm DươngVậy Đồng là Âm Dương Tuyệt Đối.

Dị: là tương đối, là cái Hai, là cơ cấu, là thành phần, là có so sánh phân biệt.

Ở trong một sự lý hoặc giữa hai sự lý có:

Giống mà hơi hơi khác             =   Khác mà quá quá giống.

Giống mà hơi khác                   =   Khác mà quá giống.

Giống mà khác                         =   Khác mà giống.

Giống mà quá khác           =   Khác mà hơi giống.

Giống mà quá quá khác           =  Khác mà hơi hơi giống.

Bất kể trạng thái hiện tượng phạm vi nào cũng đều có Đồng Dị và mức độ Đồng Dị nhiều ít cũng khác nhau.

Vậy:

Dị là Âm Dương Tương Đối

Đồng Dị – Dị Đồng là Âm Dương Thiên Cực.

Đồng Nhi Dị – Dị Nhi Đồng là Âm Dương Dịch Biến.

Lý Đồng Nhi Dị ở phạm vi:

  • Phân tích: là Lý Một Mà Có Hai  – Hai Mà Có Một
  • Ẩn hiện: là Lý Một Mà Hai  – Hai Mà Một
  • Lý chứng: là Lý Một Là Hai  – Hai Là Một . (Vô hữu lý).

Chân lý Đồng Nhi Dị – Dị Nhi Đồng là sự thật muôn đời nên không bao giờ có vấn đề Đồng hoàn toàn hay Dị hoàn toàn, Âm hoàn toàn hay Dương hoàn toàn.

Người xưa sợ đời sau không hiểu được lý Đồng Dị cùng lúc, Âm Dương cùng lúc, nên phải nhấn mạnh phân tích thêm là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, trong Đồng có Dị, trong Dị có ĐồngChẳng qua là muốn chỉ về lý lẽ: Âm là manh nha Dương, Dương là manh nha Âm, hoặc Âm là Dương, Dương là Âm – tức chiều hướng biến hóa luôn luôn là thiên cực từ Đồng đến Dị, từ Dị về Đồng. Chỗ nào gọi là Đồng là đã có manh nha Dị, chỗ nào Dị là đã có manh nha Đồng. Để khi Đồng đến cực độ thì manh nha Dị cũng đến cực độ mà hóa ra cả hai đều cực biến theo chiều hướng hiện – hoặc Dị cực biến theo chiều tiêu ẩn thì Đồng cực biến theo chiều trưởng hiện, hoặc ngược lại.

Vì Âm Dương Đồng Dị biến hóa vô cùng nhiệm nhặt nên không thể xác định dứt khoát đâu là Âm đâu là Dương, đâu là Đồng, đâu là Dị. Đồng là Dị, Dị là Đồng thì mới chính lý, mới hữu lý cho tất cả mọi người và muôn vật.

Tóm lại, định rõ nghĩa lý Âm Dương là Đồng Nhi Dị như trên thì lúc nào ở đâu ta cũng dễ dàng nhận thức được Âm Dương – Còn bất cứ định ý nghĩa nào khác cho Âm Dương đều là hạn hẹp, cục bộ, triết lý vùng, không xứng đáng cho danh vị chí tôn của Âm Dương là một phi thường Danh.

  1. PHẠM VI TÌNH LÝ ÂM DƯƠNGPHẠM VI ÂM DƯƠNG

Con người và muôn vật lúc nào cũng đi trong lý lẽ Âm Dương vừa tuyệt đối vừa tương đối như trên, chớ không như một số học thuyết viễn vông, tưởng tượng ra cái chẳng phải Âm, chẳng phải Dương, phi Âm, phi Dương, thuần Âm, thuần Dương…

Xét cho cùng những cái Bất, Phi, Vô, Thuần Âm Dương gì đó cũng chỉ là Đồng Nhi Dị – giống mà hơi khác nhau của Ý, của Sự, của Lý Vô Hữu Động Tĩnh mà thôi, tức cũng trong vòng Âm Dương Ý, Âm Dương Sự, Âm Dương Vật, Âm Dương Lý, rồi tùy theo mỗi lúc nhìn thấy được gì người ta tưởng là mới lạ bèn hứng khởi đặt tên khác, gây nhiều sự ngộ nhận đáng tiếc.

Âm Dương Động Tĩnh Biến Hóa Đồng Dị cực kỳ nhanh chậm,tiêu trưởng ẩn hiện sinh khắc vô cùng, mờ tỏ, khiến cho trí thức nhân loại lúc sáng, tối, rối, loạn trí. Có lúc hoài nghi cả những sự thật hiển nhiên hoặc trốn chạy sự thật để đắm chìm trong mộng ảo, mơ ước cảnh giới nào đó bất sinh bất diệt, vĩnh cửu đời đời ngoài Lý Âm Dương.

Cái cực lạc, bình an, hạnh phúc mộng mị đó chỉ là liều thuốc an thần giả tạm để họ tự dối mình trong cơn mê – khi tỉnh dậy toàn thân họ càng ê ẩm đớn đau hơn – vì thực tế vẫn là thực tế. Họ đâu có biết cực lạc, bình an, hạnh phúc lúc nào cũng hiện hữu ở thực tế trần gian, ở cùng lúc chung lộn với đắng cay, bất ổn, đau buồn, chỉ có yếu lý Đồng Nhi Dị mới là bất sinh bất diệt mới là toàn năng Tạo Hóa ổn định, mới là linh thiêng mầu nhiệm, huyền diệu ban phước giáng họa muôn loài. Vậy không thể và không nên chạy trốn sự thật, tự đánh lừa đời mình mà hãy đối diện chấp nhận thực tế cuộc đời dù nó phủ phàng hay không rồi bạn sẽ thấy niềm vui, thật vui trong đó.

Để các bạn quen dần với cái học Âm Dương, bước đầu chúng tôi tập các bạn biết cách xác định phạm vi Âm Dương. Khi bạn đã thành thạo bất cứ lúc nào, ở đâu cũng xác định được phạm vi Âm Dương thì cũng là lúc bạn hiểu được tính qui ước nhất thời của Âm Dương và không còn chấp Âm là gì, Dương là gì theo hậu thiên học nữa.

+  ĐỊNH PHẠM VI ÂM DƯƠNG:

Tuy Âm Dương là lý tuyệt đối khắp cùng, nhưng khi ở mỗi sự vật việc, ta vẫn có thể xác định theo qui ước tương đối: đâu là Âm, đâu là Dương. Muốn vậy, ta áp dụng Nguyên lý Định Danh (Đặt Tên)

Trước hết phải có phạm vi (Sự lý) và xác định phạm vi sự lý đó đang được đề cập tới, chứ không phải phạm vi sự lý khác.

Phạm vi là giới hạn, ranh giới, khung cảnh, tổng thể, tập hợp, bao hàm, là cái Đồng, cái Một, là Xã Hội

Thí dụ có sự lý là Ánh Sáng thì Ánh Sáng là Phạm Vi Tình Lý đang thời đề cập xác định, ta chỉ luận bàn trong vấn đề Ánh Sáng mà thôi không lẫn lộn qua phạm vi khác, vấn đề khác như nước, lửa, người…

Bất cứ phạm vi nào cũng đều là phạm vi Âm Dương nên xác định phạm vi tức là xác định phạm vi Âm Dương nghĩa là phạm vi (sự lý) đó có hàm chứa Đồng Nhi Dị – giống mà hơi khác trong bản thân nó.

Thí dụ phạm vi Ánh Sáng thì có cường độ giống mà hơi khác, mà ta gọi là Sáng và Tối là Âm Dương. Nếu Đồng là Sáng thì sáng và sáng hơn là Âm Dương, nếu Đồng là Tối thì Tối và tối hơn là Âm Dương.

Tùy theo qui ước khi so sánh phân biệt chỗ Đồng Dị nơi sự lý mà ta ấn định là Âm, là Dương – và khi chấp nhận qui ước nào thì cứ theo qui ước đó mà suy luận – khi qua phạm vi khác ta lại có qui ước mới phù hợp với tình lý mới, tức định lại Âm Dương.

Thí dụ: người ta thường qui ước cho rằng: Âm là cái gì thuộc trước, tĩnh, nhỏ, tối, mềm… Dương là cái gì thuộc sau, động, lớn, sáng, cứng… Vậy ở phạm vi Sáng Tối thì Sáng là Dương, Tối là Âm; ở phạm vi Sáng thì sáng nhiều là Dương, sáng ít là Âm, ở phạm vi Tối thì tối mờ mờ là Dương, tối mịt là Âm.

Vậy:       Sáng là Dương mà cũng là Dương/Âm

               Tối là Âm mà cũng là Âm/Dương.

Một sự lý vừa có thể Âm, vừa có thể Dương mà cũng không phải là Âm, không phải là  Dương – vì nó chính là Âm Dương cùng lúc, nên Âm là Dương, Dương là Âm – Ta gọi nó là Âm cũng được, gọi nó là Dương cũng được. Quan trọng là ta đã căn cứ vào lý lẽ tiêu chuẩn nào để định là Âm hay Dương.

Chứ đừng quen thói nói Nam là Dương, Nữ là Âm, mà phải hỏi tại sao, lấy lý gì cho Nam là Dương, Nữ là Âm. Có phải theo tiêu chuẩn động, tĩnh, mạnh yếu, khôn ngu… chăng? Có chắc Nữ nào cũng tĩnh, yếu, nhu hơn Nam chăng? Hay Nam không có tĩnh, yếu, ngu sao?

Vậy đúng lý Nam là Dương Âm Dương, Nữ là Âm Dương Âm – và đúng hơn nữa Nam là Âm DươngNữ là Âm Dương thì không ai cãi được – vì đúng quá rồi còn gì.

Đa số hiểu chết nghĩa, không biết tên là qui ước được lý, bởi có so sánh Đồng Dị ở một phạm vi Âm Dương nào đó mà thôi. Bởi thế, họ thường chấp Danh, chấp Tình, chấp Ý, chấp Lý, chấp đủ thứ là một tệ nạn lớn làm cản trở đường họ thấu đạt chân lý Đồng Dị Biến Hóa.

Tóm lại nơi nào có Đồng Dị là có Âm Dương – khắp cả đều Đồng Dị thì khắp cả là Âm Dương. Chí lý thay!

Hiểu biết này giúp Ta phá chấp, tránh được chuyện: Trông là lầm; Nghe là lạc, Hiểu là sai. Ta sẽ hiểu đúng và sâu sắc:

Âm Dương không là gì cả

Âm Dương là cái gì đó

Âm Dương là tất cả

Âm Dương cùng lúc chung cùng

Âm ẩn Dương hiện, Dương ẩn Âm hiện

Âm tiêu Dương trưởng, Dương tiêu Âm trưởng

 

Trong Âm có Dương, Trong Dương có Âm.

Âm là manh nha Dương, Dương là manh nha Âm

Âm là Dương, Dương là Âm

Âm đâu Dương đó, Dương đâu Âm đó

Đồng đâu Dị đó, Dị đâu Đồng đó

Đại Đồng, đại Dị; tiểu Đồng, tiểu Dị.

Đại Đồng, tiểu Dị; tiểu Đồng, đại Dị

Trong giao dịch Xã Hội, Động Tĩnh là Âm Dương, Suy Vượng là Âm Dương, Sinh Khắc là Âm Dương, Chủ Khách, Thể Dụng, Vô Hữu, Chân Giả, Họa Phước, Ngu Khôn, Ấm lạnh là Âm Dương …

Nay ta nghiên cứu làm vỡ tung mối quan hệ giao dịch giữa Đồng Dị Âm Dương là cơ cấu của mọi xã hội, bằng như ta vén khăn che mặt của Tạo Hóa, thấu rõ tổ chức cơ mật của Trời Đất, của tổ chức cơ thể, sinh thái xã hội người, vật hay bất kể thứ gì. Vậy là học một mà biết muôn trùng.

Có biết đúng thì mới mong hành đúng – Tri Hành đúng thì mới mong thành công cao độ tối ưu – Tri Hành đúng hoài hoài là thành công không bao giờ thất bại.

Muốn Tri Hành thành công thì bạn phải chịu khó học hỏi kiên trì đến khi nào bạn thấy y như lời chúng tôi nói, không sai.

Trích: Kinh dịch xưa và nay, Tác giả: Nam Thanh Phan Quốc Sử.

  • LUẬT ÂM DƯƠNG CUNG CẦU THỪA THIẾU:

 

ÂM DƯƠNG TƯƠNG ĐỘNG, TƯƠNG GIAO,                                

TƯƠNG CẢM, TƯƠNG SINH THÀNH

Âm manh nha động sang Dương

Dương manh nha động sang Âm

Âm Dương cùng manh nha động nên gọi là Tương Động.

Khi hội đủ cơ duyên, chúng gặp nhau, giao tiếp nhau gọi là Tương giao.

Khi chúng giao nhau ắt có sự san xẻ tiện lợi hại lẫn cho nhau ít nhiều sao đó, gọi là Tương cảm.

Khi chúng đi lại san xẻ sự tiện lợi hại lẫn nhau ắt chúng phải hóa sinh Bộ Mặt Mới sao đó, gọi là Tương Sinh (Thành).

Tương động – Tương giao – Tương cảm – Tương sinh thành

NHẤT ÂM + NHẤT DƯƠNG  CHI VỊ ĐẠO = CON ĐƯỜNG BIẾN DỊCH. Lý do tại sao Âm Dương phải giao dịch, không giao dịch được không? –Sở dĩ Âm Dương phải giao dịch với nhau là vì tự bản thân chúng có nhu cầu qua lại với nhau nên gọi là Tương cầu.

Đây là định luật để Âm Dương sinh hóa, gọi là Luật Âm Dương Cung Cầu Thừa Thiếu.

Chúng Cầu gì ở nhau?

– Âm hoặc Dương Cầu tìm tri âm nào có khả năng Cung cấp, chia xẻ sự thừa thiếu. Thí dụ: bên lở bên bồi, nước chảy về chỗ trũng. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Vật đồng loại hội tụ. Đồng bệnh tương lân – Quân với tướng, giàu với nghèo, sáng với tối, nam với nữ, đực với cái, nhà với cửa, rồng với mây, đạo với đời, chiến tranh với hòa bình, họa với phước…

  • Nên nhớ: Cầu tìm cung, cung tìm cầu – cung cầu là Âm Dương. Cung cầu cũng có chân giả, ở đây ta chưa nói tới.

–  Phải hiểu: Âm cầu Dương, Dương cũng cầu Âm, chứ không chỉ riêng cái này cầu mà cái kia không có cầu lại ít nhiều nên mới nói là tương cầu.

Cung cầu cũng giống mà hơi khác nhau theo lẽ Đồng Nhi Dị nên mức độ cung cầu vào mỗi thời điểm thay đổi biến hóa linh động ít nhiều. Do đó cung cầu vừa mang tính nhất thời vừa đa dạng và phức tạp.

Sở dĩ cái này cầu cái kia là do cái kia có sức cung thỏa mãn ít nhiều cho nó. Nếu không có cung thì chẳng có cầu, không có cầu thì chẳng có cung.

Bên cung cũng phải tìm cầu, nếu không sẽ bị dư thừa ùn tắc, tức cung cũng phải cầu.

Bên cầu muốn được cung thì cũng phải cung cái gì đáp lại, chứ ai cho không bao giờ, nên cầu cũng phải cung.

Vậy cả hai bên cung cầu đều phải lo có khả năng đáp ứng đền bù xứng đáng, là thủ tục cung cầu đầu tiên để có được cung cầu thật sự.

Có trường hợp cung giả hoặc cầu giả nghĩa là không có khả năng cung hay cầu mà lầm tưởng hay cố tình dối gạt là có khả năng đó.

Có khi chính đương sự cũng không biết mình có sức cung cầu thừa thiếu như thế hoặc hiểu rất lờ mờ về khả năng, tiềm năng, giá trị của mình, của người. Phải đợi khi cơ duyên hay tri âm khơi dậy, gợi ý mới biết. Vì không ý thức hay trị giá đúng mức khả năng cung cầu của mình hay đối tượng nên thường bị lầm lỡ cơ hội giao dịch cung cầu đúng lúc.

Bởi thế, khi giao dịch muốn thành công tốt đẹp phải năng Chiết Tính Tình Ý sâu rộng về tiềm năng Đức, Tài, Tư của ta và kẻ khác – trước khi, trong khi và sau khi hành sự. Biết mình, biết người trăm trận trăm thắng là vậy.

Cái biết này không phải dễ dàng vì cung cầu thừa thiếu, động tĩnh chân giả trùng trùng điệp điệp vây phủ chồng chất lên nhau. Nếu không thận trọng, từng trải chưa chắc đã biết đúng thật. Chẳng hạn có lúc chính ta cũng không biết ta đang có gì, cần gì, muốn gì, nói gì, làm gì… chứ chưa nói là kẻ khác.

Tuy nhiên, muôn loài dù có ý thức hay không ý thức về cung cầu, có muốn hay không muốn giao dịch vẫn bắt buộc phải cung cầu, giao dịch, sống động hấp dẫn theo nhiên tính đầy ma lực linh thiêng huyền diệu mầu nhiệm, đừng hòng giải thoát trốn chạy. Ta không tìm nó thì nó vẫn tìm ta. Cấm sao được.

Đã nói là Nhiên Tính của Tạo Hóa, của Thiên Nhiên Xã Hội nên nó trở thành định luật bắt buộc phải vậy, đúng vậy. Đó là Luật Âm Dương Cung Cầu.

Âm Dương tự chúng có ái lực với nhau, hấp dẫn nhau, lôi cuốn quấn quít nhau bằng nhiều kiểu cách, có khi mãnh liệt, kỳ lạ, lắc léo, oái oăm không sao cưỡng chế nổi, không sao lường được.

Ái lực hấp dẫn cung cầu là động cơ nguyên phát, là cơ sở để có giao dịch biến hóa. Ái lực này có cùng lúc với Tạo Hóa, cùng lúc với yếu lý Đồng Nhi Dị, cùng lúc với Biến Hóa đầu tiên là Không-Hoàn Toàn Không Cực.

Âm Dương cung cầu là nguyên động lực tự có, tự phát trong bản thân của Âm Dương, chớ không phải từ bên ngoài hoặc từ đâu cả – nên nói Âm Dương có khả năng tự hóa.

Cái lực đầu tiên khiến cho Không-Hoàn Toàn Không Biết Cực là Vô Cực Đức Tánh, là uyên nguyên của mọi ái lực về sau làm cho vạn vật hấp dẫn biến dịch.

Lẽ Biến Dịch đã có lâu rồi, có trước Tôi – Con Người và muôn vật, nó cấu tạo hóa thành tất cả vũ trụ. Tôi – Con Người Hậu Thiên dù muốn dù không cũng phải chấp nhận nguồn gốc tổ tiên mình và muôn loài là Dịch Lý, vì không thể phủ nhận, thì đương nhiên cũng phải biết ơn Luật Âm Dương Cung Cầu do nó có Ái Lực Hấp dẫn Vũ Trụ Dịch Biến – Hóa Thành ra Tôi-Con Người và mọi cái Tôi khác.

Trích: Kinh dịch xưa và nay, Tác giả: Nam Thanh Phan Quốc Sử.

Đại Cương về Khoa Thiên - Nhiên Xã - Hội - Học Xã - Hội Âm - Dương

Để môn Giao Dịch Xã Hội của Thái sư phụ được truyền bá rộng rãi nay Vưu Thanh xin Gửi Nguyên văn các bài của Thái sư phụ về môn này.

Trích: Kinh dịch xưa và nay, Tác giả: Nam Thanh Phan Quốc Sử.

Khoa Thiên-Nhiên Xã-Hội-Học chào đời do nhu cầu trước tiên của các Dịch-Học-Sĩ. Sau khi đã dầy công nghiên cứu lý thuyết và biện minh chứng nghiệm Dịch Lý Việt Nam, tức là đã ít nhiều chứng đạt phần Triết Lý Đạo-Đời, các Dịch-Học-Sĩ nghĩ rằng đã làm người, thì không tránh khỏi nhân sinh hệ lụy; dù muốn hay không, cũng phải xử thế tiếp vật, xuất xử sao cho khôn khéo. Biết rằng giữa chợ đời muôn mặt, chân giả đảo điên, dù không muốn nhưng nếu Trời-Đời-Người bắt buộc, e khó thể chối từ, nên Dịch-Học-Sĩ phải chuẩn bị trước cho mình một khả năng bản lĩnh siêu tuyệt thuộc Đời-Đạo, để linh động hành sự xứng danh là một Dịch Lý Thời Nhân. Do vậy, Dịch-Học-Sĩ tự mình làm khó lấy mình, phải tìm tòi học hỏi tập rèn các nguyên lý qui luật nghệ thuật, cả phần Đạo (Dịch Lý) và phần Đời (Xã Hội), sao cho ‘THÀNH CÔNG, KHÔNG BAO GIỜ THẤT BẠI’hoặc thường thành công nhiều, thất bại ít, thất bại không đáng kể. Liệu yêu cầu này có quá sức người, có không tưởng, có cường điệu chăng??

https://vuuthanhdichhocduong.com/wp-content/uploads/2019/09/Thien-nhien.jpg 600w" alt="" width="300" height="169" class="alignnone size-medium wp-image-2049" style="box-sizing: inherit; border: 0px; height: auto; max-width: 100%; vertical-align: middle;" decoding="async" loading="lazy" />

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

Các Dịch-Học-Sĩ vẫn biết đòi hỏi ‘Thành Công, không bao giờ Thất Bại’ là khó đấy, người đời làm sao tin nổi, nhưng các Dịch-Học-Sĩ đã cố gắng vận dụng tinh hoa học thuật của Nhân-Thế và của chính mình về khoa Dịch Lý Việt Nam, để tựu thành khoa Thiên-Nhiên Xã-Hội-Học tối ưu diệu dụng. Tuy nhiên, phải nói ngay ‘Cây đàn bầu hay, nhưng không phải ai đàn cũng hay cả”. Chính ngay Dịch-Học-Sĩ nào, không nghiêm chỉnh theo đúng sít sao những qui luật đã chỉ rõ trong khoa học này, dù chỉ là sơ suất nhỏ, vẫn chuốc lấy thất bại như thường. Nhưng sự thất bại của một Dịch-Học-Sĩ, nếu có, cũng không quá bi đát tồi tệ như người khác.

Vậy, chúng tôi có lời khuyên, nếu ai chưa từng được học Dịch Lý Việt Nam, không có chí hướng tiến lên thành một Dịch-Học-Sĩ, và không là một Dịch-Học-Sĩ chính hiệu, không có khả năng chịu đựng nổi sự thật của tất cả mọi sự thật giả của Tình Đời, Tình Người, thì tốt nhất, người đó, ngay từ bây giờ và mãi mãi về sau, đừng sờ mó nếm thử Thiên-Nhiên Xã-Hội-Học, e sẽ hoài công vô ích, mà có khi bị phản tác dụng, tác hại khôn lường.

Nói như vậy không có nghĩa là Khoa Thiên-Nhiên Xã-Hội-Học chỉ có các Dịch-Học-Sĩ mới được quyền biết và dùng. Nếu trong nhân thế, có người cần tới nó, thì nó vẫn có thể được dùng xài ít nhiều và cũng có hiệu quả thành công hơn người, nhưng không thể mãi mãi ‘thành công, không bao giờ thất bại. Chúng tôi đề nghị Nhân-Thế dùng tên gọi là: Khoa GIAO DỊCH XÃ HỘI cho phù hợp với mình hơn, trong những sinh hoạt thường nhật.

Dù vậy, khi trình bày cho Nhân-Thế, chúng tôi vẫn dùng và nói đúng theo Khoa Thiên-Nhiên Xã-Hội-Học, chứ không thể hạ thấp giá trị của môn học. Mong quí vị thông cảm và cố gắng theo dõi.

(Yêu cầu các bạn thường xuyên ôn lại Triết Dịch mới có thể vận dụng sâu sắc tối ưu Dịch Lý vào Xã Hội Nhân Sinh).

 Phàm khi chúng ta nghiên cứu tầm học một môn học nào, chúng ta cần biết ngay đối tượng, phương pháp và công dụng của môn học đó. Sự hiểu biết đại cương nầy giúp chúng ta nắm vững môn học và kiên trì học tập cho đến ngày đạt kết quả mỹ-mãn.

Vậy Thiên-Nhiên Xã-Hội-Học là gì?

  1. ĐỐI TƯỢNG: TỔ CHỨC CƠ MẬT CỦA TRỜI ĐẤT

Thiên-Nhiên Xã-Hội-Học là một khoa học nghiên cứu và luận giải về các sự sâu kín và lặng lẽ trong các tổ chức đời sống của muôn loài vạn vật, trong đó có con người.

Thiên nhiên là tất cả cái gì có Lý Động-Tĩnh, từ Uyên-Nguyên đến Vạn-Hữu, thể hiện qua Lý, Đức, Tính, Thời, Thần, Khí, Tình, Thanh, Sắc, Chất, Thể, Hình. Những thứ đó, do Trời làm, hoặc do con người hay loài vật làm, đã qua hiện tại và sắp đến. Thiên-Nhiên có đó, mãi mãi có đó, dù con người đã biết tới hay chưa biết tới, đã khám phá hay chưa khám phá, đã đề cập hay chưa đề cập.

Xã-Hội là tất cả các thứ kể trên có sự quây quầng, hội tụ lẫn với nhau, có sự va chạm, hấp dẫn cung cầu cho nhau, có tiêu-trưởng, có sinh-diệtcó động tĩnhvây phủ trong cũng như ngoài Con Người.

Vậy, THIÊN-NHIÊN XÃ-HỘI là cái khung cảnh trong đó muôn loài vạn vật mãi mãi đi lại với nhau.

Thiên-Nhiên Xã-Hội có thể lớn đến vô cùng vũ trụ (vĩ mô), có thể nhỏ đến tế-vi nhiệm nhặt (vi mô), vượt qua mọi phương tiện đo lường hay sức tưởng nghĩ của người. Dù lớn hay nhỏ, cơ cấu tất yếu của Xã-Hội Thiên-Nhiên luôn hội đủ lý MỘT mà có HAI là Yếu lý ĐỒNG NHI DỊ (Giống mà hơi hơi khác) là ÂM DƯƠNG Lý.

Theo quan điểm Dịch Lý, xã hội là khung cảnh, là phạm vi, là cái MỘT, là ĐỒNG. Xã hội gồm có những phần tử, những yếu tố mầu nhiệm, tối thiểu phải là HAI, là DỊ, sống động đi lại trong Xã hội ấy, trong cái MỘT ấy, trong cái ĐỒNG ấy. Vậy Xã hội là MỘT mà HAI, là ĐỒNG nhi DỊ, là xã hội ÂM DƯƠNG. Muốn trở thành một xã hội, tối thiểu phải có Hai (Hai phần tử, Hai yếu tố). Hai đó ta mệnh danh Âm Dương. Vì Âm Dương là hai danh từ chỉ cái LÝ đương nhiên mà Vũ Trụ muôn loài hằng ôm ấp mới có Biến Hóa.

Âm Dương vượt cả không thời gian, nên nó là Thiên Nhiên, là hằng cữu.

Người xưa tượng trưng 1 xã hội thiên nhiên bằng hình đồ Thái Cực là một xã hội nhỏ nhất, tối thiểu phải là 1 mà 2. Bất kể thứ gì hễ có 2 là thành 1 xã hội. Còn chỉ có Một thì không thể gọi là xã hội được. Nếu vô tư, thì chính bất cứ trong cái 1 nào cũng có 2. Vậy, bất cứ đâu đâu 1 hoặc 2 cũng đều là Xã hội. Xã hội lớn gồm nhiều xã hội nhỏ (1 mà 2) chồng chất kết tụ. Thí dụ: 1 người là 1 xã hội, là Ta, gồm nhiều cơ quan; 2 người là 1 xã hội, gồm Ta và kẻ khác.

Với nghĩa lý của một Xã Hội Tiên Thiên tự nhiên như thế, ta mới thầm khen tiền nhân đã khéo léo biểu diễn bằng 1 đồ hình khá độc đáo, mà người đời quen gọi là Thái Cực Đồ hay Vô Cực Đồ:

Hình chỉ manh tính minh họa
  • Vòng tròn tượng trưng thể thống nhất là cái MỘT, cái ĐỒNG, là xã hội.
  • Nội dung kết cấu bên trong Xã hội cái ĐỒNG, cái MỘT đó gồm HAI cái Giống mà hơi khác (Đồng Nhi Dị), quen gọi là HAI mặt Âm Dương đối đãi.
  • Đường cong chữ S là đường biểu diễn giao dịch biến thiên của Âm Dương.

Vậy Thiên-Nhiên Xã-Hội chính là Xã-Hội Âm Dương, là Xã-Hội đầu tiên, đồng thời cũng là xã hội tiêu biểu mãi mãi cho mọi Xã Hội con người và muôn vật. Bất chấp con người và muôn vật cấu tạo sinh hoạt loại hình xã hội nào, xét ra cũng chỉ là Xã-Hội Âm Dương. Cho nên, muốn giao dịch Xã-Hội thành công, chúng ta không thể không am tường mọi nguyên lý qui luật của Xã-Hội Âm Dương.

Thí dụ 1:

Xã-Hội Âm Dương thuộc 12 Đại Phạm Vi Căn Cơ của Vũ Trụ :

LÝ           là     Vô Hữu           –   Hữu Vô Lý

ĐỨC       là    Manh Nha Cực           –   Cực Manh Nha

TÍNH     là    Biến Hóa Hóa Thành –  Hóa Thành Biến Hóa

THẦN    là    Linh Hiển         –   Hiển Linh

THỜI     là    Khởi Dứt           –   Dứt Khởi

KHÍ        là    Thanh Trọc      –   Trọc Thanh

TÌNH     là    Tụ Tán             –   Tán Tụ

THANH là    Trầm Bổng       –   Bổng Trầm

SẮC       là    Sáng Tối            –   Tối Sáng

CHẤT    là    Tinh Tạp           –   Tạp Tinh

THỂ      là    Đại Tiểu             –   Tiểu Đại

HÌNH   là    Ngay Cong         –   Cong Ngay

Thí dụ 2:

Xã Hội Âm Dương thuộc muôn trùng Âm Dương Trời Biển Tình Ý là Phạm Vi Cơ Cấu Dịch Biến.

Giống    : Đực Cái

Độ         : Hàn Nhiệt

Sức        : Mạnh, Yếu

Người    : Nam, Nữ

Chiều    : Cao, Thấp

Khoảng : Dài, Ngắn…

Hoặc Xã Hội Danh Lý như: Lý với Trí, Tâm với Vật, Tinh Thần với Thể Xác, Thiên Đàng với Địa Ngục, Hạnh Phúc với Đau Khổ, Thiện với Ác, Đạo với Đời, Huyền Vi với Hiển Hiện, Thương với Ghét, Giúp với Hại, Bản Chất với Hiện Tượng, hoặc Chất với Lượng, Nội với Ngoại, Sinh với Tử, Khôn với Ngu, Nghèo với Giàu, Gốc với Ngọn, Nhân với Quả, Tinh với Noãn, Tử Cung với Bào Thai, Khí với Huyết, Thủy với Hỏa, Mạch với Chứng, Thuốc với Bệnh, Tăng  với Giảm…

Muôn trùng Thiên-Nhiên Xã-Hội như thế kể sao cho xiết, chung qui cũng chỉ là Xã-hội Âm Dương, tất cả chúng đang quây quần vây phủ qua lại trong ngoài con người và muôn vật, tạo thành cục diện xã hội đa đoan phức tạp, gọi chung là Con Người Vũ Trụ Dịch.

Bởi tính đa dạng và phức tạp của bất cứ một xã hội nhỏ lớn nào; nên khi nghiệm xét một sự lý, Người học Dịch phải xác định từng phạm vi, chứ không thể cùng lúc bàn luận trên tất cả mọi phạm vi của sự lý và cũng chỉ được phép kết luận được lý, hữu lý ở phạm vi đó mà thôi, chứ không được qui nạp chắc đúng cho tất cả mọi phạm vi khác.

Người đời hay dùng chữ TƯƠNG ĐỐI để cảnh giác chủ quan, phiến diện, như trong mẫu chuyện “5 người mù sờ voi”. Muôn đời mãi mãi đa số sẽ chết ngộp trong vòng tương đối, nếu không có sở kiến về chân lý tuyệt đối là Yếu lý ĐỒNG NHI DỊ, là ÂM DƯƠNG LÝ, là Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý Thức, là Dịch Lý, là xã hội Gốc của mọi Xã Hội.

Tóm lại, đối tượng của khoa thiên-nhiên xã-hội-học là Xã Hội Âm Dương mẫu mực khuôn phép đúc nên mọi Xã hội Con Người Vũ Trụ Dịch Biến. Nói thẳng ra, là Tổ Chức Cơ Mật của Trời Đất, bất di bất dịch, chứ chẳng phải chuyện bày đặt, ước mơ, vọng tưởng của Loài Người.

  1. PHƯƠNG PHÁP: ĐỒNG-DỊ SINH KHẮC. Trích: Kinh dịch xưa và nay, Tác giả: Nam Thanh Phan Quốc Sử.

           Giao-Dịch Sống-Động Biến-Hóa Tiêu-Trưởng Ẩn-Hiện.

Phương pháp của Khoa Thiên-Nhiên Xã-Hội-Học hoàn toàn dựa vào Lý-Tính đương nhiên của muôn loài vạn vật là ĐỒNG NHI DỊ tức là Giống Mà Hơi Hơi Khác Nhau hay còn gọi là Âm Dương Lý. Không bao giờ có vấn đề Hoàn Toàn Đồng, hay Hoàn Toàn Dị, mà chỉ có một Chân lý là Đồng Nhi Dị – Dị Nhi Đồng chi phối khắp nơi và mãi mãi.

Nếu có gì Hoàn Toàn Đồng hay Hoàn Toàn Dị là không có Biến Hóa. Nhưng tất cả muôn đời mãi mãi đều Biến Hóa, thì đừng ai hòng mơ tưởng ảo vọng về đến chỗ Không Biến Hóa, Bất Sinh Bất Diệt, tất cả đều phải Tạo Hóa, phải Giao Dịch Sống Động, Biến Hóa Hóa Thành, Tiêu Trưởng Ẩn Hiện, Vận Hành Sinh Khắc…nói chung là phải Dịch Biến.

Vậy, Phương pháp then chốt của Khoa Thiên-Nhiên Xã-Hội-Học là noi theo lý lẽ qui luật tự nhiên của TẠO HÓA để thành sự cho loài người và muôn vật, tức là Thuận Thiên Hành Đạo, Khai Vật Thành Vụ, tập trung vận dụng Nhất lý và Nhất Luật:

  • Nhất lý là ÂM DƯƠNG Lý (Yếu lý ĐỒNG Nhi DỊ ).
  • Nhất Luật là BIẾN HÓA Luật (qui luật Dịch Biến).

Nếu ai thấu đạt Nhất-lý Nhất-luật này và biết khôn khéo áp dụng thì tài năng bản lĩnh siêu tuyệt hợp cùng Tạo Hóa, chẳng đáng là bậc siêu phàm thiên biến vạn hóa, giúp ích cho đời, công đức không nhỏ sao?

Các bạn thử kiểm tra lại cuộc đời sự nghiệp của các Danh nhân, vĩ nhân xưa nay, xem có đúng vậy chăng??

  • CÔNG DỤNG. Trích: Kinh dịch xưa và nay, Tác giả: Nam Thanh Phan Quốc Sử.

Vận Hành, Quân Bình Sinh Hóa, Biến Hóa-Hóa Thành

Trong xã hội loài người và xã hội loài vật đều có những vấn đề gần gũi, giúp đỡ diệt hại lẫn nhau.

Vạn vật, dù là hữu hình hay vô hình, dù là cỏ cây hay sắt đá, muông chim cầm thú hay con người quỉ thần, có hiểu biết hay không hiểu biết, khi nó chạm vào thân xác hay tâm hồn chúng ta, chúng ta nẩy sinh có ưa thích hay không có ưa thích, có bằng lòng hay không bằng lòng, có xứng ý hay không xứng ý, ở mỗi người chúng ta không ai giống ai cả. Ngàn đời cũng chỉ có thế, làm cho chúng ta có trạng thái mừng vui buồn giận, yêu ghét lẫn nhau cũng chỉ tại vấn đề Âm Dương Tiêu Trưởng Ẩn Hiện Vận Hành Sinh Khắc, chứ chẳng có gì lạ.

Hôm nay, chúng ta nghiên cứu thâm sâu Lý Âm Dương Sinh Khắc để hiểu rõ Tình Đời, Tình Người đi lại tính toán ra sao theo những nguyên tắc, định luật nào, rồi tùy thời mà tiến thoái. Hơn nữa, dựa vào những qui luật tiến thoái hóa của Vũ Trụ, con người với bộ óc phát minh và khả năng sáng tạo chế biến tùy theo nhu cầu nhân loại đòi hỏi.

Những khả năng và lợi ích của Khoa Thiên-Nhiên Xã-Hội-Học đủ sức hướng dẫn nhân loại trên đường Tiến Thoái Hóa, phác họa được phần nào về phép tổ chức cơ mật của Trời Đất muôn đời, cho nên Khoa Thiên-Nhiên Xã-Hội-Học đáng là một Khoa Học Tổng Tập thực dụng và quán chúng. Bởi vì Khoa này sáng tác bởi các nhà Âm Dương Học Việt Nam, cố gắng vô tư, cố tình cố ý noi theo dấu của Trời Đất, hợp cùng Thiên-Ý, làm thành Tam Tài là Thiên-Địa-Nhân để tổ chức sự quây quầng sống động của Vũ Trụ Vô Hữu, hầu đem lại an hòa duyệt lạc cùng khắp cả muôn loài.

Khoa Xã-Hội này được đề ra dựa vào Tính Lý Thiên Nhiên của ÂM DƯƠNG, nên gọi là Thiên-Nhiên Xã-Hội-Học, tức là một Khoa Học về Tổ Chức của Xã Hội muôn đời mà muôn loài vạn vật, dù là vô hình hay hữu hình, đều rập khuôn như thế, không thể nào khác được.

Nay, chúng ta gia công nghiên cứu học tập về tổ chức xã hội thiên nhiên ấy, chẳng khác nào chúng ta có cơ hội ngàn năm một thuở về cội nguồn, tìm sống lại với bộ mặt mới, khung cảnh mới, kỷ nguyên mới, trong niềm hân hoan tin tưởng với những di tích kỳ quan từ thuở tạo thiên lập địa, hoặc của Tổ Tiên vậy.

Vì, dù muốn dù không, con người ngày nay cũng chỉ là CON NGƯỜI HẬU THIÊN so với con người đã qua, cho nên tổ chức Xã Hội của con người ngày nay có lý đâu chẳng ôm ấp rập khuôn mẫu của tổ chức Xã Hội Tiên Thiên. Hậu Thiên ôm ấp Tiên Thiên là lý đương nhiên. Hậu Thiên chỉ là bông trái của Tiên Thiên. Tổ chức Xã Hội Tiên Thiên là tổ chức cơ mật huyền diệu của Trời Đất, chúng ta phải hết sức cẩn trọng và thành tâm, thì mới hy vọng khám phá nổi lý nhiệm mầu sâu kín được. Trái lại, chúng ta sẽ phải hứng chịu những truông kiếp nặng nề không sao kể xiết.

Trích: Kinh dịch xưa và nay, Tác giả: Nam Thanh Phan Quốc Sử

Tổng Quát về Lý Dịch - Dịch Lý

Lý: lý lẽ, con đường, khuôn phép,…

Dịch: sự dịch chuyển, sự biến hóa biến đổi,…

Lý Dịch là cái lý lẽ của sự dịch chuyển, sự biến đổi, biến hóa của muôn loài, của sự vật hiền tượng trong Vũ Trụ từ vô hình đến hữu hình. Là môn triết học cổ xưa nhất của loài người nói về sự vận hành của mọi thứ trong khắp hành tinh này. Từ triết lý về sự biến dịch đó mà Tiền Nhân đã khám phá ra cái Lý Đồng Nhi Dị (Lý Giống Mà Khác) hay Dị Nhi Đồng (Khác Mà Giống).

 - Lý  Dịch là gì?

Lý Dịch là cái lý lẽ nói về sự dịch chuyển, biến đổi của mọi vật trong Vũ Trụ từ vô hình đến hữu hình. Là môn học lâu đời nhất của loài người nói về sự vận hành của hành tinh. Từ triết lý về sự biến đổi đó mà Tiền Nhân đã khám phá ra cái Lý Đồng Nhi Dị (Lý Giống Mà Khác) hay Dị Nhi Đồng (Khác Mà Giống). Rồi Tiền Nhân đặt cho cái danh chung của Giống và Khác là Âm và Dương và ngược lại, gọi là LÝ ÂM DƯƠNG. Với Triết lý Âm Dương này Tiền Nhân đã suy luận ra định luật 8 gọi là Bát Quái và 64 Tượng Dịch (Quẻ Dịch) đủ sức diễn tả mọi trạng  thái biến hoá của Vũ Trụ.

 Lý Dịch là một cái lý vô hình nay được Tiền Nhân định danh và hữu hình hóa ra các vạch đứt liền và tìm ra công thức Biến Hoá Luật, lập thành môn khoa học lý luận hẳn hoi về Dịch nên gọi tên là Dịch Lý. Mà Lý Dịch có mặt ở khắp mọi ngành nghề khoa học nên Dịch Lý xứng đáng là môn Khoa Học Tổng Hợp.

Dịch Lý (Kinh Dịch, Chu Dịch, Dịch Lý Việt Nam) là gì? Là lời diễn giải ý nghĩa của 64 Quẻ Dịch Và cách ứng dụng chúng theo góc nhìn riêng của từng thế hệ đã qua.

 Biết Dịch Lý để chọn lựa và đưa ra giải pháp tốt nhất trong đời sống.

Với Dịch Lý ta biết được từng giai đoạn đang và sẽ đi qua được diễn tiến như thế nào, từ đó ta có sự lựa chọn và đưa ra giải pháp thích hợp  mà quyết định và hành động một cách tốt nhất.

Biết Dịch Lý là ta biết được một ngôn ngữ chung của muôn loài vạn vật, nhằm hòa nhịp cùng giai điệu của Vũ Trụ. Một cuộc sống Biết – Hiểu – Cảm và Nhận, một tinh thần An nhiên – Tự tại – Hạnh phúc.

 Dịch Lý có ảnh hưởng gì trong đời sống và quyết định của con người?

Con người luôn sống động trong cái lý của Dịch. Nói cách khác mọi hoạt động của con người đều bị và được Lý Dịch chi phối, từ lý trí, tư tưởng cho đến hành động, từ chủ quan đến khách quan, từ các giai đoạn sinh trưởng của vạn vật Thành-Trụ-Hoại-Không đến con người như: Sinh – Lão – Bệnh – Tử…

Mọi quyết định và hành động của con người đều bị và được chi phối của Dịch Lý.

 Biết Dịch Lý là biết nhiều góc nhìn để uyển chuyển, linh động hơn trong cuộc sống:

Trong cuộc sống của con người luôn trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm biến dịch mà các tình huống ta gặp phải không phải lúc nào ta cũng lựa chọn được. Từ đó Tiền Nhân mới khuyên:

Mỗi người ai cũng có một tính riêng biệt, tuy nhiên đôi lúc ta phải biết thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh gặp phải để tốt hơn.

Điểm Đồng Dị giữa Dịch Lý Việt Nam và Dịch Học Trung Hoa

, 

1 – Cách lập quẻ:

Bốc Phệ chánh tông, Tăng san Bốc dịch: Cách lập quẻ của Bốc phệ phức tạp, sau khi có được tượng quẻ phải nạp giáp cho tượng quẻ để xác định Lục thân, Lục Thần, hào Thế – Ứng..

Mai Hoa dịch và Dịch lý Việt Nam: Cách gieo quẻ (Hữu thường – Bất thường).

Cách thành lập: Chánh tượng, Hộ tượng, Biến tượng. Danh tượng, Danh lý, Danh ý, Hình tượng.

2.- Lý giải nguồn gốc Bát Quái Tiên Thiên:

Bốc Phệ chánh tông, Tăng san Bốc dịch, Mai hoa dịch: Truyền thuyết kể rằng vua Phục Hy thấy con Long mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà, trên lưng có bức họa đồ 55 chấm trắng đen bèn theo đó thiết lập Hà đồ, vạch ra Bát Quái Tiên Thiên mở đầu Kinh Dịch. Có thuyết lại cho rằng Bát quái Tiên Thiên do Trần Đoàn hiệu Hi Di sống giữa đời Ngũ đại và đời Tống lập nên.

Dịch lý Việt Nam: Nguồn gốc Bát Quái Tiên Thiên: là do Âm Dương tương động, tương giao, tương cảm, sinh thành.

3.- Hào động và ứng dụng hào động:

Bốc Phệ chánh tông, Tăng san Bốc dịch: Động cả 6 hào, mỗi hào sẽ ứng với một mối quan hệ trong Ngũ tình: Phụ Mẫu, Tử Tôn, Huynh Đệ, Thê Tài, Quan Quỉ.

Mai Hoa dịch: Động chỉ 1 hào, hào động là để phân định Thể – Dụng (phân ngôi Chủ -Khách).

Dịch lý Việt Nam: Động 1 hào, hào động cho biết mức độ động biến, giai đoạn diễn tiến của sự việc.

4.- Phương pháp suy luận:

Bốc Phệ chánh tông, Tăng san Bốc dịch:

– Dùng phép Hỗn thiên Giáp Tý để xác định Lục thân. – Xác định Thế – Ứng, luận sinh khắc.

– Xác định Ngũ Thần: Nguyên, Dụng, Cừu, Tiết, Kỵ. – Xác định 12 cung Trường sinh.

– Xác định Lục Thú. – Xác định tứ thời vượng tướng, Nhật thần, Nguyệt kiến, Nguyệt phá, Không vong, luận sinh khắc với Dụng thần, để đoán định cát hung, phán đoán định kỳ.

Nhận xét: Với thật nhiều thông tin như thế làm cho người học thấy hình như tất cả mọi vấn đề họ thắc mắc đều được nêu lên trong quẻ Dịch. Người học chỉ cần ráp các mảng thông tin lại là có kết quả tiên đoán. Môn này chỉ cần người học chăm chỉ một chút, nhớ tốt một chút thì được. Thực tế động cả 6 hào như vậy, sẽ tạo ra một trạng thái hà lãng, không biết được đâu là trọng tâm của vấn đề, và sự việc đang diễn tiến đến giai đoạn nào.

Mai Hoa dịch: – Phương pháp này căn cứ vào lời quẻ và lời hào (hào từ) để đoán cát hung.

– Luận Ngũ Hành sinh khắc của Thể Dụng. – Xem tam yếu linh ứng.

– Căn cứ vào tự thân động tĩnh, quan sát sự nhanh chậm của hiện tượng tự nhiên, dựa vào Ngũ hành của Can, Chi, Thời mùa để dự đoán định kỳ.

Nhận xét: Khi luận đoán chỉ căn cứ vào lý luận sinh khắc có tính kinh điển, cứng nhắc. Người học sẽ cảm thấy dễ dàng hơn vì thông tin luôn có sẵn chỉ cần ráp lại với nhau rồi suy ra kết quả. Phương pháp này không cơ động tình lý ắt sẽ không thể nào đi sâu sát vào tình lý sự việc được.

Dịch lý Việt Nam: Chiết tính tình ý, so sánh, đối chiếu tình lý của sự việc với ý dịch tượng để tìm sự tương quan về giai đoạn diễn tiến của sự việc, vạch ra đường đi dĩ nhiên của tạo hóa.

Nhận xét: Cách luận đoán hoàn toàn dựa trên bờ mốc văn lý, rất cơ động, không có các bảng tra như các môn Lý học Đông phương khác. Người học Dịch lý Việt nam phải nắm vững Lý Dịch để tan biến vào từng phạm vi sự việc. Tuy nhiên đòi hỏi người dự đoán phải đắc đạo Dịch và có khả năng suy luận thật tốt thì mới có thể triển khai được. Đó là lý do môn học này rất kén chọn người học.

5.- Nội dung chính:

Bốc Phệ chánh tông, Tăng san Bốc dịch, Mai hoa dịch: Chỉ bàn luận các vấn đề thuộc phạm vi Hình nhi Hạ học (Hậu thiên): từ Vô cực trở về sau.

Dịch lý Việt Nam: Không chỉ bàn luận các vấn đề về Hậu thiên mà còn lý giải được nguyên ủy của sự biến hóa – hóa thành Vô cực (Tiên Thiên).

6.- Sở đắc tối hậu:

Bốc Phệ chánh tông, Tăng san Bốc dịch, Mai hoa dịch: Ứng dụng Bát quái Hậu thiên vào thực tiễn, cụ thể là vào thuật chiêm bốc.

Dịch lý Việt Nam: Biện minh chứng nghiệm được Chân Lý của vũ trụ.

Sài gòn ngày 06 tháng 8 năm 2014

Giờ Độn – Đồng nhân

Tâm Thanh

Kiền Dĩ Dị Tri Khôn Dĩ Giản Năng

Tiền nhân có câu: Kiền dĩ dị tri, Khôn dĩ giản năng, nghĩa là: Đức của Kiền nó thể hiện cái Tánh để thấy biết sáng tỏ, hiển hiện, công khai, cụ thể, trực tiếp, rõ ràng; còn Đức của Khôn nó thể hiện cái Tánh giản đơn, ôn hòa, nhu thuận, mềm mỏng và cũng dễ hiểu…

Đó là Đức Tánh Tình Ý của Vũ Trụ Vô Hữu, của Thiên Địa Quỷ Thần.

2. Hễ người nào không muốn an nhàn, tức muốn làm nên việc cả trong thiên hạ, thời hãy noi gương, bắt chước cho được cái Đức Tánh Tình Ý của Thiên Địa Quỷ Thần.

 Giản dị – dễ biết.

 Dễ hiểu – sáng tỏ.

 Nhu thuận, dễ theo – hiển nhiên, tự nhiên.

Nhưng tất cả đều phải thật đúng lúc, tức phải Ăn khớp, nếu không vẫn phải chờ thời. Có như vậy thì mới có cơ hội để cho thiên hạ sẽ về với mình, cũng tựa như muôn loài vạn hữu đều phải quy về Vũ Trụ luật, làm nô lệ như điên cho Biến Hóa Luật đó vậy.

3. Hễ càng sáng tỏ, tất nhiên, càng có nhiều người để đồng ý, hễ càng dễ hiểu biết thì càng có nhiều người bắt chước theo được. Giản đơn, ngay thẳng, không ngoắc ngoéo quanh co thì rất dễ dàng tim được nhiều người đồng tâm hiệp lực. Đa số nhân loại nặng về Uy danh, nghiêng về Quyền lợi, thích danh vọng tiền tài, tình nghĩa nói vắn tắt là: DANH – LỢI – TÌNH.

4. Do vậy, hể ta mở cửa ra được 1 con đường nào gồm có cả: Danh, Lợi, Tình có thể gọi nó là: xa lộ hấp dẫn giản đơn, giản dị, dễ biết, dễ bắt chước theo mà làm. Lẽ tất nhiên, thiên hạ sẽ nô nức đổ xô về con đường hấp dẫn đó, ngõ hầu hưởng thụ được trọn vẹn cái tứ khoái, khoái lạc của Đạo Đời. Mà cũng cần có đa số người Đời Đạo chuyên lo hưởng thụ tứ khoái thì kẻ sĩ mới có dịp hành hiệp giang hồ được.

Bằng không như vậy thì kẻ sĩ cũng thất nghiệp luôn… Không có đa số người ngu thì không có công việc lớn, việc cả tất kẻ sĩ thất nghiệp, không có kẻ sĩ hành hiệp được. Không có đa số người ngu ùn ùn say đắm đi trong đêm, thời kẻ sĩ không có dịp gì để thuận thiên hành đạo. Do đó, Vũ Trụ Đạo Kỷ Nguyên Liên Hành Tinh nói:

ĐẠO KHÔNG ĐỜI thì ĐẤT TRỜI KHÔNG CÓ!

ĐỜI KHÔNG ĐẠO thì TRỜI ĐẤT ĐI VÊ ĐÂU?

Nghĩa là: không có Lý Biến Hóa (Đạo Vô Cực) không hóa thành ra Vô Hữu Vật (hóa thành Đời), sống động linh động thì làm gì có Trời Đất. Đất Trời không thoát thai từ Đạo Vô Cực (Đạo) thì Đất Trời từ đâu chui ra? Và đi về đâu?

Mãi về sau, Đạo Cực vô trổ sinh bông trái trên hiện thân loài người, cũng dùng một Âm Dương lý lẽ như vậy mà thôi. Do đó, để làm được công việc lớn, cả, cho thiên hạ thời phải nhớ:

– Kẻ sĩ là kẻ phải làm tôi mọi cho thiên hạ.

– Khiến xui được thiên hạ thời phải hợp tình, hợp lý và phải ở trong nguyên tắc giản dị, cụ thể, rõ ràng, … Đa số thiên hạ không phải là người lo lý luận, nghiên cứu gì cả.

Thiên hạ chỉ ùn ùn chạy theo, chạy về với mọi cái lạ tai, lạ mắt, kích thích, hứa hẹn, hấp dẫn tứ khoái.

Bởi lẽ đó, chúng ta buộc phải thật thấp khoa Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý Toán Học Biến Thông (hay là khoa Tri Hóa Thần Toán Vô Cực Số Lý). Cái khó là hạ thấp, đại chúng hóa cho đa số người đời để theo học được, để hiểu được mà vẫn không mất lý, lạc lý, mờ lý.

5. Xét thấy hiện nay, chúng nhân thiên hạ đang lặn hụp và ùn ùn chạy theo Văn Minh Số Lý cân, đo, lường, đếm và Văn Minh cơ khí giết người cũng để mong cho nhanh đạt được Danh, Lợi, Tình mà thôi. Tiếc thay! đường trường của Văn Minh cơ khí đã gặp sự phản chủ, cân đo lường đếm thay cho nhân tình nghĩa, khiến cho Danh, Lợi, Tình, tứ khoái chẳng đạt được bao nhiêu, mà cảnh tự sát tập thể cứ lãng vãng bao quanh! Thiên hạ Đông, Tây, Nam, Bắc đều vỡ mộng, thất vọng, đã hiểu rõ cây gậy nguyên tử khinh khí không thể là bảo kiếm hạnh phúc của loài người.

Nói rõ hơn, một thiểu số người đang nắm quyền lực của Văn Minh cơ khí giết người chẳng làm được trò trống gì cho cuộc tiến hóa của loài người cả. Tại sao vậy? Tại vì công cuộc tiến thoái hóa của loài người là do Trí Tri, Ý của họ, cũng như cơ khí là con đẻ của Trí Tri, Ý mà thôi… Chính Trí Tri, Ý đòi Hòa Bình và chính Trí Tri, Ý dùng vũ lực.

Vậy là bế tắc hiển nhiên thôi. Mà hễ bế tắc, thời giả dối, giả nhân, giả nghĩa xuất hiện ngày lớn lên, tức là Thời của bóng tối Trí Tri trưởng lên và ánh sáng Trí Triẩn tàng. Thời của thủ tiêu hiền tài. Thời của con người sợ sự thật phủ phàng!

6. Kỷ Nguyên Trí Tri, Ý nói: Nay, là đến lúc thời đại Phục Pháp, mà loài người sẽ được và bị hưởng nhiều lạ lùng mầu nhiệm của hai nền Văn Minh Á Âu hỗn hợp, của thời Hòa Cựu Hợp Tân, Hòa mỹ giữa hai nền Văn Minh Vật Chất Tinh Thần và Tinh Thần Vật Chất.

Bởi vì Dịch Lý Tân Kỳ do dân tộc Việt Nam phát minh kỳ này là khoa học tổng tập của nhân thế.

Nhân loại sẽ được và bị hiểu rõ và sáng tỏ về Van Vật qui Nhất Lý. Nhân loại dùng xài được nhịp cầu nối liền giữa Huyền vi và Hiển hiện đang nằm gọn trong quyển sách này. Quyển sách này giúp cho mọi người khó tánh đa nghi, hoài nghi chủ nghĩa tới đâu cũng mặc, họ sẽ thấy trực tiếp vấn đề Siêu Nhiên, Siêu Hiển Hiển Siêu, vấn đề bắt gặp Thần Thông Tri, Thần Tri Hóa cùng Thần Hoạt Bác Biến Thông, được bắt gặp thường xuyên trong nhiều bài mẫu thực chứng ở trong quyển này.

7. Kết luận

Thời Phục Pháp đã đến, thời Mạc Pháp của loài người đang trên đà cáo chung. Cần câu Đạo lý khoa học và khoa học Đạo lý được và bị nền Văn Minh Dịch Lý Việt Nam lấy lại cho sự quân bình, tạo sức sống mới.

Thế là người Việt Nam đã hết sức mình tạo nên, tạo thành ra ‘xa lộ An Hòa Duyệt Lạc’ cho người Việt Nam trước tiên (hợp tình), kế đến cho toàn thể loài người và hậu thế (hợp lý). Chúng ta chỉ còn một điều: ‘cẩn tắc vô ưu’ nghĩa là hễ hành đạo trường tồn phải:

– Lúc nào cũng phải hết sức cẩn trọng, lắng nghe cho thấu triệt Thiên ý, Thời lệnh, xét kỹ thầm kín của nhu cầu thiên hạ sự. Phải làm như vậy, thời thiên hạ mới được hưởng sinh khí của Kỷ Nguyên mới Tiên Hậu Thiên Trí Tri, Ý.

– Nói khác đi, lúc nào cũng phải là con người của Đức Thần Minh Vô Tư (chí công).

Quyển này cố gắng giúp bạn trở thành nhà Tiên Tri Vô Tư, giúp bạn biết đúng, biết rõ về Thời cơ, Thiên cơ, Nhân vật, Tĩnh Động Vật cơ. Trải qua không biết bao nhiêu bài mẫu Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý học tuyệt đối và mãi mãi (Biến hóa luật).

Dịch Lý Sĩ Biên soạn

XUÂN PHONG

CAO THANH

Bài 3: Thành Lập Lịch Dịch Lý (Cách Lập Quẻ Dịch Lý Theo Thời Gian)

Bài 3: Thành Lập Lịch Dịch Lý (Cách Lập Quẻ Dịch Lý Theo Thời Gian)

Tạm mượn tên của Thầy Thanh Từ DHS đặt là Lịch Dịch Lý
Hướng dẫn lập Quẻ Dịch Theo Thời Gian như sau:

1. Lấy năm tháng ngày giờ Âm Lịch đổi ra số thứ tự:
Năm Tý =1, năm Sửu=2, Dần=3, Mẹo=4, Thìn=5, Tỵ=6, Ngọ=7, Mùi=8, Thân=9, Dậu=10, Tuất=11, Hợi=12
Tháng Giêng=1, tháng Hai=2, tháng Ba=3, tháng Tư=4, tháng Năm=5, tháng Sáu=6, tháng Bảy=7, tháng Tám=8, tháng Chín=9, tháng Mười=10, tháng Mười Một=11, tháng Mười Hai=12
Ngày mùng Một=1, ngày mùng Hai= 2 … ngày Ba Mươi= 30.

Giờ:
+ Giờ Tý từ 11 giờ đêm đến 1h sáng ngày kế tiếp= 1
+ Giờ Sửu từ (1- 3 sáng)=2
+Giờ Dần từ (3 – 5 sáng)= 3
+Giờ Mẹo từ (5 – 7 sáng)=4
+Giờ Thìn (7 – 9 giờ sáng)=5
+ Giờ Tị (9 – 11 giờ sáng)= 6
+ Giờ Ngọ (11giờ trưa – 1 giờ chiều)= 7
+ Giờ Mùi (1 – 3 giờ chiều)=8
+ Giờ Thân (3 – 5 giờ chiều)=9
+ Giờ Dậu (5 – 7 giờ tối)=10
+ Giờ Tuất (7 – 9 giờ tối=11
+ Giờ Hợi (9 – 11 giờ đêm)=12.

2) Cộng số của Năm, Tháng, Ngày (muốn biết) thành một tổng số.

3) Cộng số của Năm, Tháng, Ngày, Giờ (muốn biết) thành một tổng số.

4) Chia Từng tổng số cho 8, rồi đổi số dư còn lại ra đơn quái
(xin xem số của đơn quái ở dưới).
– Nếu tổng số dưới 8 thì khỏi cần chia.
Lưu ý:
– Chia tổng số của Năm, Tháng, Ngày cho 8 làm thượng quái trước.
– Tổng số của Năm, Tháng, Ngày đó cộng thêm giờ vào rồi chia cho 8 làm hạ quái sau.
– Mỗi đơn quái chỉ có ba vạch.
Số của đơn quái: 1-Càn vi Thiên , 2-Đoài vi Trạch , 3-Ly vi Hỏa, 4-Chấn vi Lôi, 5-Tốn Vi Phong, 6-Khảm vi Thủy, 7-Cấn vi Sơn, 8-Khôn vi Địa (Xem Bài Bí Quyết thuộc Bát Quái).

5) Ghép hai quái đơn đó thành chính tượng (quẻ kép):
– Thượng quái ở trên.
– Hạ quái ở dưới.

6) Lập hộ tượng (quẻ hộ, quẻ hỗ, quẻ nội tình):
– Theo thứ tự của sáu vạch từ dưới lên, lấy hào 5, 4, 3 lập thành thượng quái của hộ tượng.
– Lấy hào 4, 3, 2 lập thành hạ quái của hộ tượng.

7) Biến tượng:
– Lấy tổng số của Năm, Tháng, Ngày, Giờ chia cho 6 tìm số dư, đó là hào động của quẻ (1 là hào 1 động, 2 là hào 2 động, … 6 là hào 6 động).
– Hào động là hào ấy phải biến, vạch liền (-) biến thành vạch đứt (–) , vạch đứt (–) biến thành vạch liền (-).
– Chép nguyên lại các vạch của chính tượng (quẻ chính), trừ hào động thì ghi vạch đã biến của nó, làm thành biến tượng (quẻ biến).

8) Khi lập xong chính, hộ , biến tượng phải hiểu cho tường tận ý nghĩa của dịch tượng trước khi đưa ra sử dụng.
Ví dụ: Ngày 27/9/2016 Dương Lịch. Lúc 17 giờ 15 phút tối.
Bước 1: Quy ra âm lịch là ngày 27 tháng 8 năm Bính Thân (=9) giờ Dậu(=10)
Bước 2: Cộng năm tháng ngày ( Âm lịch): 9+8+27=44
Bước 3: Cộng năm tháng ngày giờ: 9+8+27+10=54
Bước 4: Ta lấy 44 chia cho 8 được 5 dư 4. 4 ứng với đơn quái là Lôi (Chấn) (Thượng Quái)
Ta lấy 54 chia cho 8 được 6 dư 6. 6 ứng với đơn quái là Thủy (Khảm) (Hạ Quái)
Bước 5: Ghép 2 đơn quái thành chánh tượng: Ta lập được Quẻ dịch là Lôi Thủy Giải (Xem bài Bí Quyết học 64 Quẻ Dịch)

Bước 6: Lập hộ tượng:
Lấy hào 5, 4, 3 lập thành thượng quái của hộ tượng: Ta được đơn quái là Thủy (Khảm). Lấy hào 4, 3, 2 lập thành hạ quái của hộ tượng: Ta được đơn quái là Hỏa (Ly). Vậy Hộ Tượng Là: Quẻ Dịch Thủy Hỏa Ký Tế

Bước 7: Lập biến tượng: Lấy 54 chia cho 6 được 9 dư 0 (lấy là 6 vì số dư bằng 0 là 6). Vậy động hào 6.
Lôi Thủy Giải: Hào 6 đang là hào Âm bị động biến thành hào Dương nên ta lập được quẻ dịch là Hỏa Thủy Vị Tế.

Sau đó ta đưa vào Bảng sau và áp dụng như Quyển Lịch Dịch Lý trong công tác.
(Dịch Lý Xưa và Nay).

NHỮNG MÔ THỨC SIÊU ĐẲNG CỦA KINH DỊCH (Phần 1)

Khi luận giải về một Quẻ, người đời xưa nay thường quan tâm nhiều nhất đến Sáu Mô Thức Siêu Đẳng làm nền tảng Khoa Dịch Lý Học đó là: Dịch Tượng, Hình Tượng, Lý Tượng, Ý Tượng, Danh Tượng, Dụng Tượng. Còn những vấn đề khác như thời đại, chế độ, chính trị, văn hoá xã hội, luân lý, đạo đức, nhân sự, gia đình, cá nhân, thiên văn, địa lý v.v…thì tùy nhu cầu nghiên cứu riêng.

  1. DỊCH TƯỢNG

Dịch Tượng là những dấu vết biểu tượng, tượng trưng cho sự biến hoá của muôn loài vạn vật, mà căn cứ vào đó người ta có thể biết được phần nào hiện tượng, trạng thái của sự vật việc người đã đang sẽ diễn ra.

Đối với con nhà Dịch Lý thì bất cứ dấu vết hiện tượng, trạng thái nào cũng là Dịch Tượng cả vì những gì trải qua tai, mắt, tâm trí, có biết sao đó đều là phạm vi tình lý tức có tình người lý luận hiểu biết sâu cạn rồi. Như chỉ tay, chữ ký, tướng mạo, lá bài, thiên văn, địa lý, sử ký, văn học, nghệ thuật, khoa học, đạo giáo, chính trị, quân sự, võ học, y học, cảnh sống, thất tình lục dục, danh lợi tình chung tư…. Hoặc như trong chuyên khoa Dịch Lý học là những vạch đứt liền gọi là hào Âm Dương, các Quái, Quẻ bất kể có bao nhiêu vạch đứt liền cũng đều gọi là Dịch Tượng. Chúng là những mô thức nhân tạo có tính biện chứng tuyệt đỉnh trí tuệ loài người làm biểu tượng cho sự hữu hình hoá cái Lý Lẽ Dịch Biến Đồng Dị vô hình, mà người đời thường gọi là LUẬT TẠO HOÁ, LÝ TỰ NHIÊN.

Muốn biết những mô thức nền tảng Kinh Dịch thì phải chui vào các quy ước của tiền nhân, vì Kinh Dịch cũng như mọi học thuật đều xây dựng bằng rất nhiều quy ước, định lệ, từ quy ước tiên khởi tiền đề rồi mọc nhánh tới chi tiết hết sức nhiệm nhặt, nhiêu khê. Nói chung, bất cứ môn học hay trò chơi nào mà bày vẽ, bày đặt quá nhiều luật lệ ước thức thì sẽ kém linh động hấp dẫn do dễ bị phạm lỗi sơ suất. Nơi đây chúng tôi chỉ nhắc lại những quy ước mô thức then chốt khởi nguyên của Kinh Dịch cũng thừa sức vẫy vùng linh hoạt, còn những thêm thắt râu ria cầu kỳ về sau thì tùy sở thích lượm lặt thêm.

Tiền nhân quy ước biểu tượng cho mô thức Dịch Lý như sau:

         MỘT VẠCH:  Gồm có: Vạch đứt gọi là Nghi Âm.

                                           Vạch liền gọi là Nghi Dương.  

Gọi chung là Lưỡng Nghi là Dịch Tượng có một vạch.

 HAI VẠCH:  Gồm có:

               – Hai vạch đứt gọi là Thái Âm.

               – Hai vạch liền gọi là Thái Dương.

               – Vạch đứt trên, Vạch liền dưới gọi là Thiếu Âm.

               – Vạch liền trên, Vạch đứt dưới  gọi là Thiếu Dương

Thiếu Âm là Âm trẻ phủ lên trên gốc Nghi Dương dưới.

Thiếu Dương là Dương trẻ phủ lên trên gốc Nghi Âm dưới.

Gọi chung là Tứ Tượng là Dịch Tượng có hai vạch.

BA VẠCH: Gồm có thượng, trung, hạ (trên, giữa, dưới) gọi là Tam Tài, theo thứ tự từ Nghi Âm đến Nghi Dương ở dưới là:

Bộ Mặt Củ +/- Manh Nha => Bộ Mặt Mới.

Âm Dương tương động, tương giao, tương cảm, sinh thành tạo nên 8 tượng lần lượt là: KHÔN, CẤN, KHẢM, TỐN, CHẤN, LY, ĐOÀI, KIỀN.                     

Gọi chung là BÁT QUÁI (có người gọi nhầm là Bát Thuần. Bát Thuần để chỉ 8 cái Dịch Tượng Thuần gồm có Quái trên và Quái dưới chồng chất nhau thành có 6 vạch, như THUẦN KHÔN là gồm KHÔN trên KHÔN dưới, THUẦN KIỀN là gồm KIỀN trên KIỀN dưới. Nên Bát Thuần là Dịch Tượng kép). Còn BÁT QUÁI là 8 Dịch Tượng đơn có 3 vạch, nói tắt là 8 Tượng Đơn.

 SÁU VẠCH: Gồm 3 vạch trên (Thượng Quái) hoặc ngoài (Ngoại Quái) và 3 vạch dưới (Hạ Quái) hoặc trong (Nội Quái), do Bát Quái phối hợp chồng chất lên nhau gồm có tất cả 64 Quẻ (Lục Thập Tứ Quái) là 64 Dịch Tượng Kép, nói tắt là 64 Dịch Tượng 6 vạch.

Tại sao:  – Vạch đứt Âm gọi là hào Lục, số Ngẫu?

                – Vạch liền Dương gọi là hào Cửu, số Cơ ?

 

Hào Âm vạch đứt là số ngẫu (số chẵn) vì có hai vạch nhỏ, ở giữa trống. Mỗi vạch nhỏ là một cái thành được Lý Thành là 1 mà 3:

BỘ MẶT CŨ  + HƠI HƠI KHÁC  =>  BỘ MẶT MỚI

            3  + 0 + 3   =  6        Do đó gọi hào Âm là hào Lục (6)   

          ___        ___              là số chẵn, nên gọi là số ngẫu.

Hào Dương vạch liền là số Cơ (số lẻ), vì có một vạch liền nối bởi 3 vạch nhỏ, mỗi vạch nhỏ là một cái Thành 1 mà 3.

  3  + 3 + 3   =  9       Do đó còn gọi hào Dương là hào Cữu (9)

___ ___ ___              là số lẻ, nên gọi là số Cơ.

  1. HÌNH TƯỢNG: Nhất Âm, nhất Dương chi vị Đạo.

Trong Vũ Trụ muôn loài phải giao dịch biến hoá đồng dị cho nên tượng trưng bằng các hào Âm Dương, chúng phải đi lại chồng chất nhau tùy theo tỷ lệ và vị trí các hào mà tạo nên các hình thể biểu tượng Dịch Lý giống mà khác nhau.

THÁI CỰC: là biểu tượng cho Lý Đồng Nhi Dị –Dị nhi Đồng là Lý Âm Dương (một là hai, một mà hai, một mà có hai), là Dịch lý vậy.(Xin đọc KINH DỊCH XƯA &NAY Tập I, II Phân Khoa Triết Dịch và Phân Khoa Giao Dịch Xã Hội)

LƯỠNG NGHI: Là biểu tượng đồng dị của Nghi là Âm Dương. Cùng là một Nghi (Đồng) mà hơi hơi khác (Dị) nên mới phân biệt ra là hai Nghi: Nghi Âm (trung hư = giữa trống) so với (được lý bởi) Nghi Dương (trung thực = giữa đầy). Âm Dương Đồng Dị Hư Thực giống mà hơi hơi khác hoặc quá quá khác nhau là Âm Dương đối đãi, gọi là Lưỡng Nghi Âm Dương.

TỨ TƯỢNG: Là biểu tượng Dịch Lý triển khai mức độ đồng dị biến hoá của Âm Dương nhiệm nhặt hơn. Đó là hình tượng có trên dưới, trong ngoài.

Đồng Dị của Nghi Âm là Thái Âm và Thiếu Dương, đều có gốc Nghi Âm ở dưới, tỏ rõ trong Âm có Dương.

Đồng Dị của Nghi Dương là Thái Dương và Thiếu Âm, đều có gốc Nghi Dương ở dưới, tỏ rõ trong Dương có Âm.

BÁT QUÁI:  Là biểu tượng Dịch Lý biến hoá đồng dị đuợc triển khai nhiệm nhặt hơn nữa để đạt lý Tam Tài của sự vật việc có không gian thời gian : thượng, trung, hạ (trên, giữa, dưới) hoặc (ngoài, giữa, trong).

KHÔN  Lục Đoạn   (sáu khúc)     KIỀN  Tam Liên                (ba liền)

CẤN     Phủ Hạ  (chụp xuống)     CHẤN Ngưỡng Thượng (ngữa lên)

KHẢM Trung Mãn (giữa đầy)     LY       Trung Hư         (giữa trống)

TỐN     Hạ Đoạn     (dưới đứt)      ĐOÀI  Thượng khuyết     (trên mẻ)

   

LỤC THẬP TỨ QUÁI:

Bát Quái là Định Luật CẤU TẠO HOÁ THÀNH muôn loài vạn vật thì Bát Quái cũng phải đi trong Quy Luật TẠO THÀNH. Do đó cũng phải theo Lý THÀNH Một mà Ba:

         Một Quái trên + Một Quái dưới Þ thành Quái Kép 6 hào.

         Bát Quái giao Bát Quái trên dưới biến hoá, hoá thành 64 tình tiết đồng dị Âm Dương rất nhiệm nhặt, gọi là 64 Dịch Tượng (Kép), xưa gọi là Quẻ hay Quái. Lục Thập Tứ  Quái còn gọi là HỆ THỐNG TẠO LẬP VŨ TRỤ hay LÒ TẠO HOÁ . (Xem bài Bí quyết học 64 quẻ Dịch Lý Việt Nam).

Hoà Hưng, Sài Gòn, Mùa Nắng Quý Mùi, Đạo Quán Nam Thanh. Cư Sĩ Phan Quốc Sử.

LÝ GIẢI VỀ CÁCH HÌNH THÀNH SỐ LÝ CỦA BÁT QUÁI (8 TƯỢNG)

64quai

Mọi người luôn Thắc mắc tại sao có Bát Quái và Các con số từ 1 về 8 của Bát quái từ đâu mà có. Hôm nay, Dịch lý Việt Nam (DLVN) xin chia sẽ về vấn đề này.

Số Lý: là các con số từ 1 về 8 của Tám Tượng (còn là 8 giai đoạn diễn tiến sống động) đã được mã hóa tối ưu (qui ước) Ví Dụ: Các số 1 là Thiên (Kiền, Càn) 2 là Trạch (Đoài), 3 là Hoả (Ly), 4 là Lôi (Chấn), 5 là Phong (Tốn), 6 là Thuỷ (Khảm), 7 là Sơn (Cấn), 8 là Địa (Khôn). Nên tiền nhân gọi:

Số là giai đoạn diễn tiến của một chu kỳ sống động biến hóa. Số được ký hiệu bằng tượng số, danh số và số số.

Khi có số số thì đó cũng là số lý, vì bất kể số nào cũng phải có lý lẽ mới thành được số đó. Còn Lý số là nguyên lý tại sao có số lý (nguyên nhân, lý do).

Tiên Thiên Lý sốlà lúc chưa có Lý số danh gọi KHÔNG HOÀN TOÀN KHÔNG (KHTK) có SỐ.

Lúc, chưa có Lý số thì chẳng có số nào cả, kể cả số KHÔNG (zéro), nhưng khi có Lý số thì liền lập tức có số KHÔNG (0) tiên thiên là Số Vô Cực (KHTK cực). Vô cực số lý là có số KHÔNG, một số KHÔNG đầu tiên.

Vậy, số không này gồm: KHÔNG và MỘT (Âm-dương), (0 -1) là MỘT con số KHÔNG (1 – 0). Số MỘT (1) Có Được là do số KHÔNG (0). Số 1 là số Cấu Tạo Hoá Thành đầu tiên cùng chung một lượt với số 0, tức là lúc Tạo Thành có Lý số để cả hai số 0 và 1 cùng được lý. Số 0 – 1 là Âm Dương số lý.

Số Tạo THÀNH là số 1. Còn các số khác như 2, 3, 4, 5, 6,7,8… đến muôn trùng thiên số cũng chỉ là gia bội (Tăng thêm) của số 0 và số 1 mà thôi.

Vậy có lý số tiên thiên 0 – 1 mới có số lý, số số, toán số hậu thiên.

Toán số: là phép tính toán để biết giai đoạn sống động diễn tiến tới đâu, lúc nào ở quá khứ, hiện tại, vị lai.

Khi sống động diễn tiến nhất định phải có ở giai đoạn nào trên đường đi dĩ nhiên phải như vậy thì gọi là số mạngsố mệnh, nên có thể dựa vào phép toán số, ta tính ra được bằng số số, tượng số hoặc danh số mà biết số mạng.

Số số: như 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8…

Tượng số hoặc Tướng số là những hiện tượng, trạng thái vào một thời điểm nào của người, vật như nét mặt, chỉ tay, chữ ký, mưa nắng, động đất, giật mình …

Danh số: là những ký hiệu, ngôn từ, tên gọi về một sống động ở giai đoạn diễn tiến (đang thời diễn ra) nào như lúc mặt trời mọc gọi là ngày, mặt trời lặn gọi là đêm, nhiều tiền của là giàu, ít tiền của là nghèo…

Người xưa nói: “Dịch nghịch số dã” là sao?

Mọi vật Thành sau Lý Biến Hóa tức sau Lý Thành và Định Luật 8 – Bát Quái.

Lý Số đã có, đã thành trước rồi sau đó mới có Tượng Số, Số Số, Danh Số, Toán Số. Theo diễn tiến của các tượng Bát Quái thì tượng KHÔN  là lúc chưa thành, chưa có gọi là HƯ. Tượng KIỀN  là lúc đã thành, đã có là NHƯ. Vậy đã Thành có Lý Số là phải ở Tượng KIỀN, mà bất kể cái gì đã thành được kể là 1, chứ không còn là KHÔNG (zéro = 0) nữa. Nên ký hiệu KIỀN có số lý là 1 vậy.

Quá khứ, Hiện tại, Vị lai đều là cái đã Thành: Thành Quá khứ, Thành Hiện tại, Thành Vị lai. Nếu quá khứ, hiện tại, vị lai chưa thành thì không ai tiên tri tiên đoán được gì cả. Quá khứ là cái Thành đã qua, Hiện tại là cái Thành đang diễn tiến, Vị lai là cái Thành sẽ tới.

Vậy:

Thành Quá Khứ cũng là ở KIỀN số 1

Thành Hiện Tại cũng là ở KIỀN số 1

Thành Vị Lai cũng là ở KIỀN số 1

Nếu ta muốn biết giai đoạn sống động trong quá khứ, trong hiện tại, trong vị lai, ta dùng phép Truy Nguyên, Truy Lý tức đi ngược từ cái đã Thành ở Kiền số 1 về đến chỗ chưa thành là KHÔN số 0 (8), vì có tất cả 8 bước nên tượng KHÔN còn có số lý là 8.

Phép Truy Nguyên ngược đó người xưa nói là Dịch nghịch số dãtức Dịch Lý Học là môn học chuyên Truy Nguyên Truy Lý ngược dòng quá khứ, ngược dòng hiện tại, ngược dòng vị lai để biết chính xác giai đoạn diễn tiến của sự việc muốn biết. Chớ không phải như có người hiểu lầm Dịch nghịch số là người học Dịch có thể cải số, chống lại số Trời…

Mỗi tượng Bát Quái là một số (giai đoạn diễn tiến sống động) do Âm Dương số lý cấu tạo hóa thành, Số Không (0) được lý là Âm, số (1) được lý là Dương. Bội số của Âm Dương có chẵn lẽ. Số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9… gọi là số cơ, số Dương. Số chẵn 0, 2, 4, 6, 8… là số ngẫu, số Âm. Cơ ngẫu là số Âm Dương giao nhau mà thành vô vàn số số.

Vậy theo Hậu Thiên Học thì số Truy Nguyên phải bắt đầu từ cái đã Thành (đã có) là tượng KIỀN có số lý là 1. Trước tượng Kiền là tượng Đoài được lý là số 2, trước tượng Đoài là tượng LY được lý là số 3… đến cuối cùng chưa thành là tượng KHÔN được lý là số 8. Vậy tượng KHÔN được lý của hai số:

  • Số 0 (zéro) nếu khởi từ KHÔN theo Lý Thành Tiên Thiên: Biến Hóa luật.
  • Số 8 nếu khởi từ KIỀN theo Lý Thành Hậu thiên: Lý Học Truy Nguyên.

Do đó các tượng có số lý truy nguyên thuộc Hậu thiên học thuật như sau:

Điều này giải thích toàn bộ tại sao trong KINH DỊCH Tiền nhân chọn tượng KIỀN làm khởi nguyên muôn vật; là đạo Trời (THIÊN) (KIỀN: Nguyên Hanh Lợi Trinh).

Cũng cắt nghĩa tại sao chủ trương KIỀN dĩ dị tri KHÔN dĩ giãn năng. Đạo TRỜI dễ biết vì khi thắc mắc về việc gì thì lấy ngay việc đó làm tượng KIỀN là Có Vấn Đề đó được đặt ra ít nhất trong ý trí, suy nghĩ. ĐẠO ĐẤT dễ làm vì khi biết KHỞI đầu ở đâu thì cứ theo Lý học Truy Nguyên dò tìm trong Biến Hóa Luật BÁT QUÁI, sẽ biết được Dứt điểm ở đâu. KHỞI đầu ở KIỀN thì chấm DỨT ở KHÔN, thật giản dị hết sức.

Cũng giải thích được luôn tại sao Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái trong Kinh Dịch khởi đầu bằng số 1 là KIỀN mà không khởi bằng số 0 là KHÔN.

Tóm lại trong KINH DỊCH xưa chỉ luận từ Vô Cực trở về sau tức Lý Biến Hóa đã có, đã thành, nên khởi ở Vô Cực (tượng KIỀN) là Hậu thiên học thuật. Dịch Lý Việt Nam tiếp sức bổ sung luận giải thêm từ khi chưa có Lý Biến Hóa (chưa có Dịch Lý) đến khi có Lý Biến Hóa tức từ Vô đến Vô Cực, hay nói cách khác từ Vô Cực trở về trước là Vô tức KHTK (khởi ở Tượng KHÔN) là Tiên Thiên Học Thuật.

Đó là ưu thế lớn của Dịch Lý Việt Nam ngày nay đã bắt được nhịp cầu giữa Huyền Vi và Hiển Hiện, giữa Hình nhi Thượng học và Hình nhi Hạ học, hòa cựu hợp tân để nhân loại chung hưởng cả hai nền văn minh Tinh Thần và Vật Chất, Đạo Lý và Khoa Học của cổ kim Đông Tây.

Người đời không hiểu tại sao các nhà Dịch học chỉ căn cứ vào có mấy TƯỢNG (Bát Quái) và vài con số tính toán đơn giản 1, 2, 3, 4, 5…8 mà có thể hiểu biết nhiều việc trong quá khứ, hiện tại, vị lai như thế.

Họ có biết đâu đây là phép tính nhị phân cao cấp nhấtdùng tới Âm Dương số lý (VÔ HỮU số lý). Mọi, hiện tượng trạng thái của sự vật được mã hóa tối ưu (qui ước) bằng ký hiệu Âm Dương (vạch đứt, vạch liền) và danh số Cơ Ngẫu (chẵn lẻ) (số Thiên là số lẻ, số Địa là số chẵn). Dịch Lý học là một Siêu Khoa Học, một Khoa Học Tổng Tập rõ ràng chứ có phải đâu là sự bịa đặt hoang đường mượn tiếng là Khoa Học để mập mờ “đánh lận con đen”, mị dân lừa dối thủ lợi riêng mình.

Dịch Lý học xưa nay và mãi mãi vẫn là mảnh đất màu mỡ, thu hút biết bao đầu óc siêu phàm, trí tuệ nhất loài người đầu tư khai thác lớn lên, tiếp nối hết thế hệ này đến thế hệ khác. Có thể kể tên những bậc danh thế sáng ngời trong làng Dịch Lý như là Vua Phục Hy, Vua Văn Vương, như Là Lão Tử, Trang Tử, Khổng Tử, Trần Đoàn, Thiệu Khang Tiết… và ở Việt Nam hiện nay (1965) Ông Xuân Phong Nguyễn Văn Mì Nguyên Hội Trưởng VN Dịch Lý Hội, đáng danh là một Dịch Lý sĩ đại tài, đã lập nên một trường phái Dịch Lý Việt Nam với nhiều cao đồ lừng lẫy trong thiên hạ.

Nam Thanh Phan Quốc Sử.