All Stories

Luận đoán khi đến nhà của Tiền Nhân

– Nhà có mạng nhện: có thưa kiện.

– Nhà có mùi hôi, ẩm mốc: có bệnh.

– Nhà giật cấp bất thường phụ nữ trong nhà hay bị mổ xẻ.

– Nền nhà bị mẻ: làm ăn xuống dốc.

– Nhà khuyết cung Càn: gia chủ bị phế.

– Nhà khuyết cung Khôn: chủ mẫu bị phế.

– Tiền đê hậu cao tử tôn phát hào,

   Tiền cao hậu đê tử tôn u mê.

– Bắc cao nam thấp, tây cao nam thấp

– Hướng Đông nam là Phục vị: chỉ có con gái.

– Người cung Tốn ở nhà cung Tốn chỉ có con gái.

– Nhà treo hổ: bị bệnh thận.

– Nhà treo đại bàng: bị bệnh phổi.

– Toilet thơm tho: giàu có.

– Toilet không mùi: khá giả.

– Toilet có mùi hôi: nghèo.

– Toilet rỉ nước: tiền tài bị thất thoát.

– Phòng ngủ treo ảnh cưới: vợ chồng hạnh phúc.

– Phòng học treo ảnh nghệ sĩ, các minh tinh, các nhân vật trong phim ảnh: con cái lêu lỏng.

Khi khí nhà tươi như xuân ý,

Là gia thất hòa khí bội phần.

Bỗng như thu lạnh phân phân,

Ấy điềm suy yếu nát tan trong ngoài.

Như hoa lan tỏa mùi thơm nức,

Ấy là khi phúc lộc tràn vào.

Gà kêu chó cắn xôn xao,

Ấy là điềm gỡ ốm đau phàn nàn.

Trai gái đẹp, quần áo chỉnh tề,

Phúc lộc sắp đủng đỉnh vào nhà.

Mặt dơ dáy tóc rối bù,

Nỗi buồn ập đến nỗi lo bời bời.

Tiếng đàn bà khóc hoài như quỷ,

Là trong nhà có kẻ sắp lìa trần.

Lão gia bỗng chốc lệ tràn,

Trong nhà có cảnh nát tan đau buồn.

Bỗng trước cửa bức tường sụp đổ,

Báo nhà này cũng đổ đến nơi.

Trước sân lạch nước chạy dài,

Tiền làm ra được cũng hoài trôi đi.

Trên nóc nhà dị kỳ cỏ mọc,

Ấy là điềm phúc lộc giàu sang.

Cửa nhà thoáng đãng sạch thơm,

Ấy là điềm của thân nhân cao tài.

Bỗng giày rách treo ngay trước cửa,

Báo cho rằng có đứa hại ta.

Cửa nhà bên trái vỡ ra,

Ấy điềm bất lợi cửa nhà phải lo.

Bên giếng có hoa đào rơi xuống,

Trong nhà ắt có giọng nguyệt hoa.

Ngô đồng cao ngất trước nhà,

Báo rằng người chủ sắp xa cõi đời.

Lại ngút trời cây lê cạnh giếng,

Cửa nhà này vĩnh viễn rời quê.

Bàn thờ lửa bốc phì phì,

Là có nạn cháy liệu bề gọi nhau,

Mái chèo hất rơi mau mảnh ngói,

Là vỡ tan, nghèo đói, buồn đau.

Để thay khốn khó âu sầu,

Mau đem bát đĩa ném vào hố tiêu.

Dưới đất bỗng thấy nhiều đèn nến,

Điềm có người chết đến trước nhà.

Trời đang nắng chuột tuôn ra,

Báo rằng tiền của cửa nhà tiêu hao.

Gà mái gáy độc sao buổi sáng,

Ấy là điềm âm giáng phải lo.

Nhà ngoài chó khóc tru tru,

Họ hàng thân thích nạn lo đến gần.

Chim thước bỗng liên thanh báo gắt,

Ấy khách xa đang sắp đến nhà.

Quanh năm tật bệnh yêu tà

Chắc là có rắn xó nhà nằm co.

Chim sẻ bỗng ríu ra ríu rít,

Báo rằng xích mích, sắp chửi nhau.

Chim quạ trước cửa líu lo,

Báo rằng tai họa bất ngờ gớm ghê.

Vào nhà thấy dê đàn mấy nhóm.

Chủ nhà ắt dịch lớn hoành hành.

Đất bằng thuyền đậu rành rành,

Nay thi đổ nay, mai đành chìm trôi

Cây người bỗng sang ta rợp bóng,

Của cải đi mất rỗng hại người.

Bên thềm đá mưa rơi sụp lỡ,

Dẫu cưỡng cầu việc dở cũng suy.

Ai đem trà quả biếu chi,

Chia nhau cùng hưởng cùng vì cùng ăn.

Ngày cơm ba bữa: lửa đỏ ba lần,

Sớm khuya nên cất giữ tường bền,

Lửa thì phải giữ cho bền,

Người tan của mất ở yên sao đành,

Hãy giữ lấy gia đình hàng xóm,

Hãy lo mình giữ tiếng thiêng liêng,

Đức nhân là vậy diệu huyền là đây.

 

BẾP

BẾP

Bếp lò là nơi chế biến thức ăn, cung cấp năng lượng cho con người, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả gia đình.

Nguyên tắc chung: không bố trí bếp ngay cửa sổ, đối cửa, sát bồn rửa chén, đối cửa nhà vệ sinh, dưới gầm cầu thang, dưới dầm đà to, dưới nhà vệ sinh, trên hầm xí.

Bếp phải được bố trí tựa lưng vào vách tường.


Tránh bố trí bếp ở phương vị của sơn Càn, sơn Tý, địa chi tuổi của các thành viên trong gia đình.

Bếp phải sạch sẽ, tươm tất, gọn gàng.

Chọn màu sáng để tạo cảm giác nhẹ nhàng

Kiểm tra, sửa chữa, thay thế các thiết bị hư hỏng.


Loại bỏ các vật dụng hư cũ không còn sử dụng được nữa nhất là thức ăn thừa.

Không để chén bát, nồi niêu dơ trong bồn rữa qua đêm vì Khuẩn, chuột bọ dễ sinh bệnh.


Bếp được bố trí tại Sơn tinh Vượng (8), Sinh (9) hoặc Tam bích (3), Tứ lục (4), Cửu tử (9).

Hướng bếp xoay về Vượng (8), Sinh (9), Tiến (1) của hướng, Tam bích, Tứ lục.


PHÒNG NGỦ, GIƯỜNG NGỦ

PHÒNG NGỦ, GIƯỜNG NGỦ

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

Phòng ngủ ảnh hưởng đến vận khí của những nhân khẩu ngủ trực tiếp  trong căn phòng đó.

Phòng ngủ đặt ở Vượng (8) Sinh (9) Tiến (1) của Đại thái cực, hướng cửa phòng ngủ phải nằm ở cung có Vượng (8) Sinh (9) Tiến (1) của Tiểu thái cực.

Giường ngủ là Tiểu thái cực của phòng ngủ, phải bố trí sao cho đón được Vượng (8) Sinh (9) Tiến (1) của Hướng tinh, còn đầu giường phải xoay về Vượng, Sinh khí của Sơn tinh.

  1. Cửa phòng ngủ đối diện với cửa nhà vệ sinh, và Cửa nhà vệ sinh đối diện với giường

Giường ngủ tránh trực xung với cửa phòng ngủ (hay cửa Toilet), gương soi, góc nhọn của cột nhà.

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

Nhà vệ sinh là nơi có độ ẩm, mùi hôi thối và xấu xí nên sẽ hấp thụ nhiều năng lượng âm khí.

Nếu phòng ngủ nhà bạn được thiết kế theo cách này nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người trong phòng như bệnh về xương khớp hay cơ bắp vì khi chúng ta ngủ cơ thể ta yếu nhất, dễ bị hàn, thấp, tà xâm nhập.

Cách thiết kế này sẽ gây ra đau đầu nghiêm trọng và làm cho bạn mất tập trung khi suy nghĩ. Nếu vấn đề này không được giải quyết, diễn ra trong một thời gian dài, nó có thể gây ra  nhiều loại bệnh tật khác.

Vì vậy hãy kê lại giường của bạn càng sớm càng tốt.

2. Giường đối diện với cửa phòng

Tùy thuộc vào vị trí giường đối diện với cửa phòng nó sẽ có những ảnh hưởng khác nhau tới sức khỏe chủ nhân căn phòng.

Nếu cửa phòng đối diện với đầu giường có thể khiến chủ nhân bị đau đầu, đau nửa đầu thường xuyên.

Nếu cửa phòng đối diện với phần giữa giường có thể khiến chủ nhân bị đau bụng, mắc các bệnh về dạ dày.

Nếu cửa phòng đối diện với cuối giường, mức độ ảnh hưởng sẽ thấp hơn.

3. Gương đối diện với giường

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

Bạn sẽ có giật mình khi thấy người khác đang nhìn mình ngủ và trước khi cơ thể tỉnh dậy hoàn toàn. Đó là hình ảnh chiếc gương đặt trong phòng ngủ.  Tình trạng này kéo dài có thể làm giảm sự tập trung của trí óc.

Hãy cố gắng đừng đặt gương trong phòng ngủ. Nếu bắt buộc, có thể tham khảo các vị trí đặt gương ở hình dưới.

4. Giường ngủ đối diện với góc nhọn của tường

Nó có thể gây chóng mặt, nhức đầu và các triệu chứng bệnh không thể phát hiện.

Giải pháp: Trong trường hợp phòng ngủ có một góc tường nhô ra, hay một đồ vật không thể di chuyển có góc nhọn, hãy che chắn bằng một tấm rèm để làm giảm các năng lượng có hại.

Trong thực tế một số gia đình thích kê đầu giường ở vị trí lửng lơ như thế để tạo không gian thoáng hoặc không khí lãng mạn. Tuy nhiên, kiểu kê giường này sẽ khiến người nằm ngủ không được ngon giấc, luôn luôn trong trạng thái lửng lơ.

Vì thế, hãy quay đầu giường của bạn dựa vào một cạnh tường để tạo cảm giám an tâm.

5. Giường ngủ bên dưới cầu thang.

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

Với vị trí giường như thế này có thể khiến cho người ngủ có cảm giác bị đè, dễ gặp cơn ác mộng và nhiều điều không may mắn.

Giải pháp: Di chuyển vị trí cầu thang là điều không thể, vậy chỉ còn cách thay đổi cách kê giường của bạn. Kê giường ra một vị trí khác tránh gầm cầu thang.

Ngoài ra, Giường ngủ cũng tránh bố trí tại hành lang thông gió, người ngủ dễ bị nhiễm phong hàn.

6. Đặt tivi hay các thiết bị điện tử khác ở đầu giường

Nhiều gia đình thường thích đặt TV trong phòng ngủ để tiện xem các chương trình 1 hoặc 2 giờ cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.

Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm đi số giờ của giấc ngủ và ảnh hưởng đến năng lượng ngày tiếp theo của bạn. Nếu tình trạng này kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe vì ánh sáng xanh và các tia bức xạ trong tivi ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, điện thoại di động có xu hướng phát ra bức xạ ngay cả trong chế độ máy bay. Vì thế không nên đặt điện thoại cạnh người trong khi ngủ.

 7. Vị trí của giường là trên hoặc dưới bếp hoặc nhà vệ sinh

Giường ngủ tránh đặt trực tiếp trên bếp, trên hầm xí, trên đường cống, dưới nhà vệ sinh hoặc dưới dầm, đà to.

Bếp là yếu tố lửa, mùi thức ăn khi nấu sẽ động lại trên phòng ngủ của chúng ta gây khó ngủ. Nhà vệ sinh là nơi bị ẩm thấp, ô uế, bẩn thỉu dễ gây các bệnh về phổi, như ho, phổi có nước. Nếu giường ngủ kê bên trên hoặc dưới bếp nấu, nhà vệ sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của gia chủ.

CỬU TINH THUỘC TÍNH TRONG HUYỀN KHÔNG PHI TINH

CỬU TINH THUỘC TÍNH TRONG HUYỀN KHÔNG PHI TINH

Hệ thống Cửu tinh là một trong những lý luận quan trọng nhất của Phong thủy Huyền không. Cửu tinh ứng với thời gian Cửu vận, mỗi một vận có một sao chi phối vũ trụ và tạo ra vượng khí. Các ngôi sao chuẩn bị thay thế cho sao Vượng là sao Sinh và sao Tiến. 

Ví dụ ở Vận 8: sao Vượng là 8, sao sinh là 9, sao tiến là 1 


  1. Nhất Bạch Thuỷ: THAM LANG TINH là Cát tinh.

Đương vận (Vận 8, Vận 9, Vận 1) hoặc đi cùng với 4,6: đỗ đạt khoa bảng, trung nam phát huy tốt.

Suy thoái (Vận 2, Vận 3,4,5,6,7): đam mê tửu sắc, các bệnh về thận, khí huyết và tai, công danh trắc trở, bị trộm cướp hoặc trở thành trộm cướp.


  1. Nhị Hắc Thổ: CỰ MÔN TINH là Hung tinh, Bệnh phù.

Đương vận (Vận 9, Vận 1, Vận 2): phát về điền sản, phát nghiệp võ, vợ phát huy tốt vai trò.

Suy thoái (Vận 3, Vận 4,5,6,7,8): thất thoát về điền sản, vợ lấn quyền chồng, nhà có quả phụ. Bệnh về ruột, dạ dày. Nếu trước đại môn có nhà cao, cây to che bóng, ngủ bị ác mộng thấy nữ quỷ.


  1. Tam Bích Mộc: LỘC TỒN TINH là Hung tinh, sivu thổ phỉ.

Đương vận (Vận 1, Vận 2, Vận 3): phát về lâm sản, trưởng nam đỗ đạt thành tài.

Suy thoái (Vận 4, Vận 5,6,7,8,9): trưởng nam bị khắc, các bệnh về mật, vai và hai tay, tật ở chân, bị đau gan, mắt, bị kiện tụng.


  1. Tứ Lục Mộc: VĂN KHÚC TINH là Cát tinh.

Đương vận (Vận 2, Vận 3, Vận 4) hoặc đi cùng với 1: phát về lâm sản, văn chương, trưởng nữ phát huy tốt lấy chồng giàu sang.

Suy thoái (Vận 5, Vận 6,7,8,9,1): trưởng nữ bị khắc, đau thần kinh tọa, các bệnh về gan, đùi … nữ nhân thất tiết.


  1. Ngũ Hoàng Thổ: LIÊM TRINH TINH là Sát tinh.

Đương vận (Vận 3, Vận 4, Vận 5): phú quý song toàn, phát về điền sản, võ quan.

Suy thoái (Vận 6, Vận 7,8,9,1,2): chết chóc, mất của, đáo tụng đình, tai nạn.


  1. Lục Bạch Kim: VŨ KHÚC TINH là Cát tinh.

Đương vận (Vận 4, Vận 5, Vận 6) hoặc đi với 1: gia chủ phát huy danh tiếng, nhất hô bá ứng, lợi về nghề kim khí, vàng bạc.

Suy thoái (Vận 7, Vận 8,9,1,2,3): tôn trưởng bị nhức đầu, gãy xương, viêm khớp, não, khắc vợ mất con, hay bị kiện tụng.


  1. Thất Xích Kim: PHÁ QUÂN TINH là Hung tinh.

Đương vận (Vận 5, Vận 6, Vận 7): phát huy về võ nghiệp, thiếu nữ phát huy tốt, lợi về nghề kim khí, vàng bạc.

Suy thoái (Vận 8, Vận 9,1,2,3,4): bị bệnh về phổi, khẩu thiệt, thị phi, hỏa hoạn.


  1. Bát Bạch Thổ: TẢ PHỤ (BỒ TINH) là Cát tinh.

Đương vận (Vận 6, Vận 7, Vận 8): đỗ đạt khoa bảng, điền sản, tài lộc đều phát.

Suy thoái (Vận 9, Vận 1,2,3,4,5): lưng ngực, nách hay đau, thất thoát đất đai điền sản, công danh trắc trở, con trai út lêu lỏng.

  1. Cửu Tử Hoả: HỮU BẬC là Hung tinh.

Đương vận (Vận 7, Vận 8, Vận 9): phát văn chương, quý hiển.

Suy thoái (Vận 1, Vận ,2,3,4,5,6): bệnh tim, mắt. Trung nữ là phá gia chi tử, tai ương chốn quan trường.

XÂY DỰNG NHÀ CẦN BIẾT 6 ĐIỀU SAU

XÂY DỰNG NHÀ CẦN BIẾT 6 ĐIỀU SAU

Muốn xây nhà cần chuẩn bị những gì phải có sự bàn bạc kỹ lưỡng thống nhất nhu cầu của gia đình. Cần thiết nên tham khảo 6 bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị.

Chuẩn bị đất cất nhà: Giả sử đã có đất rồi, nền nhà rồi: (Nếu chưa thì xin xem bài chọn đất, mua nhà,…).

Xem hướng nhà để bố trí và chọn ngày khởi công:

Trong đó có 24 sơn hướng: (Xem Bài 24 sơn hướng).


Bố trí cửa hồ nước, hướng cầu thang, hướng bếp (tính theo lưng người nấu bếp),.. Nên theo Vượng khí, Sinh khí và Tiến khí. (xem bài cửu tinh trong bài Bố trí nhà theo Huyền không phi tinh).

Bố trí nơi đặt bếp, tủ áo theo Vượng Sơn, Sinh sơn, Tiến của Sơn,… (xem bài cửu tinh trong bài Bố trí nhà theo Huyền không phi tinh).

 

Chuẩn bị vốn: dự trù kinh phí để xây dựng.

Trước khi xây nhà, bạn hãy tìm hiểu kỹ về những chi phí mình cần phải chi. Có rất nhiều chi phí nhưng theo các nhà tư vấn xây dựng, bạn sẽ phải có 2 loại chi phí lớn bao gồm:

– Chi phí xây dựng cơ bản: xây dựng phần thô, phần hoàn thiện, phần nhân công. Đây là những chi phí bạn cần để hoàn thiện ngôi nhà về cơ bản. Những chi phí này bao gồm cả lát gạch trang trí, trần thạch cao, kệ bếp gỗ và sơn nước. Cách tính phổ biến hiện nay, mọi người thường căn cứ theo số mét vuông trên tổng diện tích xây dựng thực tế của ngôi nhà. Bạn nên tham khảo mức chi phí trên mét vuông theo từng loại nhà tại gần thời điểm xây. Chú ý, chi phí xây nhà có thể phát sinh, bạn nên dự trù thêm 10-30% số tiền.


– Chi phí cho trang trí nội thất. Đây là phần sau khi ngôi nhà hoàn tất bao gồm các vật dụng như bếp ga, máy lạnh, tủ lạnh, bàn ghế sofa… và những đồ trang trí.

Bước 2: Thiết kế theo nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình: mẫu nhà đẹp, những phong cách kiến trúc cũng như những mẫu nhà phù hợp với nhu cầu của bạn. Có thể tiếp cận Kiến trúc sư, Có nhiều cách tìm hiểu thông tin như qua hàng xóm, bạn bè, người thân, đồng nghiệp…những người đã có kinh nghiệm làm nhà mới. Các kiến trúc sư kinh nghiệm sẽ cho bạn những tư vấn hữu ích, hợp phong thủy xây nhà và đưa giải pháp tốt nhất cho ngôi nhà của bạn. Kiến trúc sư cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền bạc trong cách chọn các vật liệu xây dựng, nhân lực, tránh những sai lầm có thể mắc phải…


Bước 3: Chọn thầu xây dựng: tiếp cận nhà thầu, Có nhiều cách tìm hiểu thông tin như qua hàng xóm, bạn bè, người thân, đồng nghiệp…những người đã có kinh nghiệm làm nhà mới. Nếu không tìm được người đáng tin cậy theo cách giới thiệu này, bạn hãy chọn các công ty thi công có đầy đủ tư cách pháp lý và chức năng hành nghề.


Bước 4: Tiếp cận vật liệu xây dựng phong phú và đúng nguồn. Các bạn nên làm đến hạng mục nào thì nên nhập vật liệu ở hạng mục ấy cho dễ bảo quản và không làm mất diện tích cất giữ vật liệu xây dựng.


Bước 5. Giám sát công trình và kiểm tra vật liệu xây nhà chuẩn bị như thế nào. Tốt hơn hết, bạn nên nhờ kiến trúc sư dành thời gian giám sát, bởi đó là người thiết kế và hiểu rõ công việc mà nhà thầu phải làm để đạt yêu cầu thiết kế đề ra.

Trong quá trình thi công, bạn nên thường xuyên giám sát về thái độ cũng như trách nhiệm, tay nghề của nhà thầu và tiến độ của công trình có đảm bảo hay không. Một điều rất quan trọng là bạn phải kiểm tra xem đội thợ có thi công giống như trong bản vẽ kỹ thuật hay không.

Bước 6: Hoàn thiện nhà – nghiệm thu

Hoàn thiện Khi xây xong phần thô là lúc bạn bắt tay vào việc hoàn thiện phong cách ngôi nhà. Nếu không thuê một nhà trang trí nội thất chuyên nghiệp, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia nội thất. Việc chọn chất liệu cũng như màu sắc cho tường, nền nhà, các vật dụng trang trí và các thiết bị cần thiết cho các phòng ốc như: phòng tắm, nhà bếp…cần có sự chuẩn bị chu đáo. Bạn hãy lưu ý yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình là sự hài hòa, và yếu tố kết hợp cùng tính thẩm mỹ để làm nên sự hoàn hảo là tính tiện dụng.


– Gạch ốp, lát: Gạch lát có 2 loại granite và ceramic…Tùy theo túi tiền và nhu cầu mà các bạn lựa chọn cho phù hợp.

– Điện: Về điện thì quan trọng nhất là việc đi dây. Thường có thể đi dây có gen (gen cứng là ống nhự PVC), gen mềm (ống thoát điều hoà) hoặc không có gen – đi thẳng vào trong tường…nên cân nhắc đến công suất theo nhu cầu sử dụng.

– Đèn: Trong nhà thì có một số loại đèn cho chiếu sáng phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, cầu thang, nhà vệ sinh, trước cửa,…Nên chọn phù hợp nhu cầu.

– Nước:

Về cấp nước, thì bạn nên đưa phương án cho thợ nước để họ làm, có những phòng nào, mỗi phòng có những thiết bị gì, có ý định sử dụng bình năng lượng mặt trời không, đường nước nóng cần cấp cho những đâu, có cần cấp cho lavabo, chậu rửa bát không…

Về thoát nước thì có 2 kiểu: nổi và chìm. Nổi tức là thoát nước nằm trên sàn. Mình sẽ đổ cát lên sàn để có không gian đặt ống thoát. Cách này thường khó bảo trì, sửa chữa hơn. Thoát chìm là đặt ống thoát dưới sàn, cách này tuy dễ sửa chữa hơn nhưng có nhược điểm là phải làm trần giả ở tầng dưới (do ống thoát nước nằm dưới sàn, lộ rõ ở tầng dưới), ngoài ra cái này cần phải tính ngay ở khâu thiết kế.

– Thiết bị Vệ Sinh: Có rất nhiều lựa chọn cho bạn nên tuỳ thuộc vào túi tiền của mỗi người có thể lựa chọn loại thiết bị cho phù hợp…


19 Biện Pháp Để Tăng Cường Vượng Khí Trong Phong Thủy.

 Để cho một căn nhà, một văn phòng công ty hay một nơi làm việc đầy sinh khí, tạo không gian thông thoáng để thu hút tài lộc, tăng thêm sức lao động, cải thiện tốt điều kiện làm việc. Mọi người nên biết 19 Biện Pháp Để Tăng Cường Vượng Khí trong phong thủy.

 1–  Hoán đổi vị trí đồ đạc trong nhà hàng năm để khí được chuyển động.


2–  Thường xuyên sắp xếp ngăn nắp đồ đạc trong nhà.


3–  Duy tu sữa chữa, sơn phết nhà cửa định kỳ vài năm một lần.


4–  Chọn màu sáng để sơn nhà tạo cảm giác nhẹ nhàng.

5–  Khai môn, tác thủy phù hợp với phương vị sinh vượng của Phi Tinh.


6–  Xanh hóa nhà cửa với các chậu cây kiểng.

7–  Kiểm tra, sửa chữa, thay thế các thiết bị điện hư hỏng.

8–  Loại bỏ các vật dụng hư cũ không còn sử dụng được nữa.

9–  Sửa chữa các vòi nước đảm bảo không bị rò rỉ nước.

10–  Dùng vật phẩm phong thủy để bổ sung cho khiếm khuyết của căn nhà.

11–  Thường xuyên vệ sinh các phòng trong nhà, đặc biệt là bếp và toilet.


12–  Thắp sáng cả căn nhà hằng đêm từ 18:00 – 21:00.


13–  Tạo môi trường giàu thủy khí cho ngôi nhà của bạn.


14–  Tạo sự đối lưu không khí, đảm bảo cho nhà được thông thoáng.

15–  Thường xuyên trao đổi khí tươi cho các phòng gắn máy lạnh.

16–  Khi bố trí đồ vật nhớ tránh các cửa sổ để cho nhà được sáng sủa.

17–  Thường xuyên lau nhà và xông trầm, tinh dầu để tẩy uế khí.

18–  Định kỳ sử dụng chất vi sinh để xử lý bể phốt loại bỏ uế khí.

19– Tạo sự hài hòa thông thoáng, lưu thông trong các phòng.

Cách Đặt Vị Trí Ông Thần Tài, Thổ Địa Đặt Sao Để Thu Hút Tài Lộc

Cách Đặt Vị Trí Ông Thần Tài, Thổ Địa Đặt Sao Để Thu Hút Tài Lộc

Theo rất nhiều quan niệm khác nhau thì Nào là Thần tài ngồi bên phải, nào là thần tài ngồi bên trái của ngôi nhà. Người thì bên phải, trái sẽ phân từ trong nhà nhìn ra, bạn thì bảo phải nhìn từ ngoài nhìn vào, Sao tui thấy rối quá trời luôn. Làm sao đâu hu hu!

Chào mọi người. 

Mùa xuân là mùa đẹp nhất năm hô hô.

Mọi người đến ngày gần tết sẽ làm gì?  Hôm nay, tôi cũng như mọi người sẽ.. Viết bài.

Lại thêm một bài về Trời ah! ha ha không đâu mà là Thần Tài và thổ địa, xem mọi người đã để ông thần của mình ngồi ở đâu?

Theo rất nhiều quan niệm khác nhau thì Nào là Thần tài ngồi bên phải, nào là thần tài ngồi bên trái của ngôi nhà. Người thì bên phải, trái sẽ phân từ trong nhà nhìn ra, bạn thì bảo phải nhìn từ ngoài nhìn vào, Sao tui thấy rối quá trời luôn. Làm sao đâu hu hu!

Vậy ông thần tài của tui phải ngồi thế nào cho đúng???


Mọi người thấy rằng hầu hết các tượng thần tài đều Tươi cười vì sao??? Vậy chúng ta quay lại bài liểng (bài vị thần tài) Câu đầu trong đó là:”Ngũ phương ngũ thổ tài thần” Tức là năm phương hay thập phương, hay nói chung là thiên hạ, là mọi người. Thần tài nằm ở đâu trong muôn phương đó. Thần tài nằm ở Trung tâm luôn mỉm cười với mọi người. Vì thật ra thần tài là bản thân của mọi người và để làm ăn với người khác nên phải tươi cười.


Và phải tươi cười tôn trọng nhau. Cười khẳng khái và vô tư thì mọi người mới chịu làm ăn với mình ha ha. Còn Thổ địa là ai!?,

Thổ địa: là người biết rõ ràng nhất trong địa phương mình về mọi thứ hi hi, Nào là người nào đáng tôn trọng, người nào có uy tín, ngưởi nào có nhu cầu hô hô … để chỉ điểm cho Thần tài đầu tư sinh lợi ha ha..

Vậy là mọi người chắc đã biết thần tài ngồi ở đâu rồi hê hê! Ngồi phía gần cửa để dễ di chuyển, dễ thu thập thông tin để đầu tư sinh lợi. Không cần biết bên trái hay bên phải gì cả, Khu vực nào Trân Trọng, dễ di chuyển, gần cửa là tốt nhất hi hi…

CHÍNH HƯỚNG – KIÊM HƯỚNG, ĐẠI – TIỂU KHÔNG VONG

CHÍNH HƯỚNG – KIÊM HƯỚNG, ĐẠI – TIỂU KHÔNG VONG

1. Chính hướng: từ đường phân giác của sơn ± 3 độ, khí nhà được thuần thanh. Đây là điều kiện cần để phát phúc.

2. Kiêm hướng: từ giới hạn cuối cùng của Chính hướng lấy thêm ra mỗi bên 3 độ. Khi hướng nhà không có vượng tinh đáo hướng phải dùng Kiêm hướng để thâu nạp khí của vượng tinh. Kiêm hướng: Sơn âm thì độ kiêm là âm. Sơn dương thì độ kiêm là dương.

3. Tiểu không vong: từ giới hạn cuối cùng của Kiêm hướng lấy thêm ra mỗi bên 1,5 độ lúc đó hướng nhà sẽ trùng với đường phân giới của 2 sơn. Nhà phạm cuộc này rất khó đắc tài lộc, sức khỏe kém, gia đạo lủng củng. Nhà phạm Tiểu không vong thì phải chọn sơn nào có vượng tinh làm hướng nhà sao cho thuần khí thì được.

4. Đại không vong: cũng giống như Tiểu không vong nhưng hướng nhà lại trùng với đường phân giới của 2 quẻ (2 hướng). Nhà phạm cuộc này thậm chí còn bị ảnh hưởng xấu hơn so với cuộc Tiểu không vong ví dụ như cô quả, tuyệt tự, lao tù, phá sản, người trong nhà biến đổi bản chất, ngủ hay gặp ác mộng …

Nhà phạm Đại không vong: mà hướng kiêm là Linh thần (có vận tinh Ngũ hoàng đến) và lại có ao hồ, cổng, cửa, đường đi … tại Linh thần thì vẫn có thể hóa giải được.


HUYỀN KHÔNG PHI TINH LÀ GÌ?

HUYỀN KHÔNG PHI TINH.

Cổ dịch Huyền Không hay còn gọi là Huyền Không Phi Tinh là môn học kết hợp giữa sự phân bố Cửu tinh (Lạc thư) với hình thái địa lý tự nhiên để chọn lọc môi trường sống tốt nhất. Cơ sở lý luận của môn học là Dịch học Hậu thiên kết hợp với sự phân bố của khí trường, còn căn cứ khách quan là địa lý tự nhiên của môi trường. Mục đích nghiên cứu của môn học là nhằm giúp được mọi người chọn được môi trường sống tốt nhất, từ đó làm cho thân thể khỏe mạnh, tinh lực dồi dào, gặp được điều tốt tránh được điều xấu, đem lại lợi ích cho xã hội.

Cổ dịch Huyền Không Học là môn Địa lý học bí truyền từ rất lâu đời, người được truyền thụ rất ít, vì vậy môn này ra đời rất muộn. Môn học này có ba đặc điểm:

Thứ nhất, lấy lý luận Dịch học Hậu thiên Bát quái làm cơ sở.

Thứ hai, lấy phương pháp sắp xếp sao làm phương pháp chủ yếu.

Thứ ba, kết hợp sự phân bố khí trường (Lý khí tinh bàn) với môi trường tự nhiên làm căn cứ.

Trong đó phép sắp xếp sao (Phi tinh) là đặc trưng lớn nhất của trường phái Phong Thủy này và cũng là đặc điểm khác biệt căn bản với các trường phái Phong Thủy khác.

Vũ trụ vận hành tạo ra sự biến đổi khôn lường, Huyền Không Phi Tinh căn cứ vào các chu kỳ chuyển dịch của những tinh tú trong Thái Dương hệ mà tính toán được sự tác động của các tinh tú lên Địa cầu từ đó đề ra phương pháp bố trí Phong Thủy sao cho quy tụ được nguồn sinh khí dồi dào, cải tạo môi trường sống đạt đến mức hòa hợp với thiên nhiên, giúp ích cho sức khoẻ và trí tuệ của con người.

Ngoài phương pháp tính toán để xác định lý khí tinh bàn, Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh còn kết hợp với loan đầu của từng địa cuộc để chiêu nạp, phát huy tối đa cát khí cho ngôi nhà. Đó là yếu tố ngẫu nhiên, khách quan, cơ động, phù hợp với lý lẽ của tự nhiên, cũng chính là yếu tố làm cho Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh đạt được hiệu quả cao trong công tác thiết kế bố trí phong thủy. Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh còn được gọi là Cổ dịch Huyền Không cũng bởi vì lý do đó.

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG THUẬT PHONG THỦY (Phần 2)

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG THUẬT PHONG THỦY (Phần 2)

25. Tứ Duy: Càn, Cấn, Tốn, Khôn.

26. Bát can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý (không sử dụng Mậu Kỷ).

27. Thập Nhị chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

* Lưu ý : Trong trường phái Huyền Không Phi tinh, thuật ngữ “Sơn” (tọa) còn được dùng để chỉ phía sau của căn nhà.

28. Hướng: phía trước của căn nhà. Hướng còn dùng để chỉ một cung bằng 45 độ trên La kinh. La kinh được chia làm 8 hướng.

29. Sơn: phía sau căn nhà (tọa). Sơn còn được dùng để chỉ gò đống, đồi, núi, vùng đất cao, nhà cao tầng, cây to, cột điện…

30. Thủy: biển, sông ngòi, ao hồ, lạch nước, hồ cá, cầu thang, đường đi, cửa nhà….

31. Bát Quái: có 8 cung là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.

32. Tứ tuyến: Tý <-> Ngọ, Mão <-> Dậu, Càn <-> Tốn, Cấn <-> Khôn.

33. Tứ thần:

– Thanh Long (phía bên trái căn nhà).

– Bạch Hổ (phía bên phải căn nhà).

– Chu Tước (phía trước căn nhà).

-Huyền Vũ (phía sau căn nhà).

*Lưu ý: Thuật Phong thủy xác định vị trí Tứ thần với góc nhìn từ trong nhà ra phía trước.

34. Sát khí, Tử khí: luồng khí xông thẳng vào trong nhà.

35. Sinh khí: luồng khí đi quanh co uốn lượn.

36. Thủy khẩu: cửa sông, vòi nước, cửa nhà vệ sinh, giao lộ.

37. Mạch: Thuật phong thủy phân ra làm 6 loại mạch

– Mạch âm: nhà tối, luôn phải mở đèn mới thấy rõ đồ vật trong nhà.

– Mạch dương: nhà sáng.

– Mạch nhược: nhà rộng, cửa hẹp, nhà không có cửa hậu, nhà quá dài nhưng lại hẹp, vào nhà cảm giác ngột ngạt, người sống trong căn nhà này sẽ không cảm thấy thoải mái.

– Mạch cường: nhà quá rộng nhưng chiều dài lại ngắn, mở cửa hết mặt tiền nhà, có nhiều cửa sổ to và rộng, có gió mạnh làm khí tản mác hết. Khi nói chuyện phải to tiếng mới nghe rõ, tính tình của người trong nhà dễ bị kích động.

– Mạch tử: mạch đi thẳng đừ như con rắn chết, nhà bị trùng môn

– Mạch sinh: mạch uốn lượn, quanh co khúc khuỷu.

38. Táo: bếp.

– Táo tọa: vị trí đặt bếp.

– Táo khẩu (hướng miệng lò): hướng lưng người đứng nấu bếp.

39. Trạch: nhà.

40. Khí: năng lượng nguyên sinh ở dạng tiềm ẩn có tác động rất mạnh đến vận mệnh của con người. Nói cách khác khí là vật chất ở dạng hạt cơ bản có mang năng lượng.

41. Xí: nhà vệ sinh.

42. Tài: tiền tài, tài lộc.

43. Đinh: nhân đinh, con người, sức khỏe.

44. Sinh: tăng thêm sức. Khắc: giảm thiểu, tiêu diệt.

45. Trùng môn: các cửa thông nhau cùng nằm trên một đường thẳng.

46. Xung môn: cửa của 2 căn phòng (hoặc 2 căn nhà) đối diện nhau.

47. Lộ trực xung: đường lộ (hoặc nhánh sông) đâm thẳng vào căn nhà.

48. Bình phong (Huyền quan): Màn, sáo, trướng, vách lửng… để chuyển hướng, giảm tốc độ, cường độ luồng gió, có tác dụng biến luồng sát khí thành sinh khí.

49. Di hình hoán ảnh: phương pháp dùng màu sắc, ánh sáng, gương soi hoặc tranh ảnh để di dời hay bổ khuyết các cung trong căn nhà. Có tác dụng mở rộng hay thu hẹp không gian trong nhà, làm cho căn nhà trở nên sáng hơn, thoáng đãng hơn để tăng vượng khí.

Loan đầu ứng hợp Phi tinh: Hình thể núi, sông, thủy khẩu, ao, hồ, cây cối, đường đi, gò đống… xung quanh địa cuộc phù hợp với yêu cầu của Lý khí Tinh bàn (Trạch mệnh bàn).