XÂY DỰNG NHÀ CẦN BIẾT 6 ĐIỀU SAU

XÂY DỰNG NHÀ CẦN BIẾT 6 ĐIỀU SAU

Muốn xây nhà cần chuẩn bị những gì phải có sự bàn bạc kỹ lưỡng thống nhất nhu cầu của gia đình. Cần thiết nên tham khảo 6 bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị.

Chuẩn bị đất cất nhà: Giả sử đã có đất rồi, nền nhà rồi: (Nếu chưa thì xin xem bài chọn đất, mua nhà,…).

Xem hướng nhà để bố trí và chọn ngày khởi công:

Trong đó có 24 sơn hướng: (Xem Bài 24 sơn hướng).


Bố trí cửa hồ nước, hướng cầu thang, hướng bếp (tính theo lưng người nấu bếp),.. Nên theo Vượng khí, Sinh khí và Tiến khí. (xem bài cửu tinh trong bài Bố trí nhà theo Huyền không phi tinh).

Bố trí nơi đặt bếp, tủ áo theo Vượng Sơn, Sinh sơn, Tiến của Sơn,… (xem bài cửu tinh trong bài Bố trí nhà theo Huyền không phi tinh).

 

Chuẩn bị vốn: dự trù kinh phí để xây dựng.

Trước khi xây nhà, bạn hãy tìm hiểu kỹ về những chi phí mình cần phải chi. Có rất nhiều chi phí nhưng theo các nhà tư vấn xây dựng, bạn sẽ phải có 2 loại chi phí lớn bao gồm:

– Chi phí xây dựng cơ bản: xây dựng phần thô, phần hoàn thiện, phần nhân công. Đây là những chi phí bạn cần để hoàn thiện ngôi nhà về cơ bản. Những chi phí này bao gồm cả lát gạch trang trí, trần thạch cao, kệ bếp gỗ và sơn nước. Cách tính phổ biến hiện nay, mọi người thường căn cứ theo số mét vuông trên tổng diện tích xây dựng thực tế của ngôi nhà. Bạn nên tham khảo mức chi phí trên mét vuông theo từng loại nhà tại gần thời điểm xây. Chú ý, chi phí xây nhà có thể phát sinh, bạn nên dự trù thêm 10-30% số tiền.


– Chi phí cho trang trí nội thất. Đây là phần sau khi ngôi nhà hoàn tất bao gồm các vật dụng như bếp ga, máy lạnh, tủ lạnh, bàn ghế sofa… và những đồ trang trí.

Bước 2: Thiết kế theo nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình: mẫu nhà đẹp, những phong cách kiến trúc cũng như những mẫu nhà phù hợp với nhu cầu của bạn. Có thể tiếp cận Kiến trúc sư, Có nhiều cách tìm hiểu thông tin như qua hàng xóm, bạn bè, người thân, đồng nghiệp…những người đã có kinh nghiệm làm nhà mới. Các kiến trúc sư kinh nghiệm sẽ cho bạn những tư vấn hữu ích, hợp phong thủy xây nhà và đưa giải pháp tốt nhất cho ngôi nhà của bạn. Kiến trúc sư cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền bạc trong cách chọn các vật liệu xây dựng, nhân lực, tránh những sai lầm có thể mắc phải…


Bước 3: Chọn thầu xây dựng: tiếp cận nhà thầu, Có nhiều cách tìm hiểu thông tin như qua hàng xóm, bạn bè, người thân, đồng nghiệp…những người đã có kinh nghiệm làm nhà mới. Nếu không tìm được người đáng tin cậy theo cách giới thiệu này, bạn hãy chọn các công ty thi công có đầy đủ tư cách pháp lý và chức năng hành nghề.


Bước 4: Tiếp cận vật liệu xây dựng phong phú và đúng nguồn. Các bạn nên làm đến hạng mục nào thì nên nhập vật liệu ở hạng mục ấy cho dễ bảo quản và không làm mất diện tích cất giữ vật liệu xây dựng.


Bước 5. Giám sát công trình và kiểm tra vật liệu xây nhà chuẩn bị như thế nào. Tốt hơn hết, bạn nên nhờ kiến trúc sư dành thời gian giám sát, bởi đó là người thiết kế và hiểu rõ công việc mà nhà thầu phải làm để đạt yêu cầu thiết kế đề ra.

Trong quá trình thi công, bạn nên thường xuyên giám sát về thái độ cũng như trách nhiệm, tay nghề của nhà thầu và tiến độ của công trình có đảm bảo hay không. Một điều rất quan trọng là bạn phải kiểm tra xem đội thợ có thi công giống như trong bản vẽ kỹ thuật hay không.

Bước 6: Hoàn thiện nhà – nghiệm thu

Hoàn thiện Khi xây xong phần thô là lúc bạn bắt tay vào việc hoàn thiện phong cách ngôi nhà. Nếu không thuê một nhà trang trí nội thất chuyên nghiệp, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia nội thất. Việc chọn chất liệu cũng như màu sắc cho tường, nền nhà, các vật dụng trang trí và các thiết bị cần thiết cho các phòng ốc như: phòng tắm, nhà bếp…cần có sự chuẩn bị chu đáo. Bạn hãy lưu ý yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình là sự hài hòa, và yếu tố kết hợp cùng tính thẩm mỹ để làm nên sự hoàn hảo là tính tiện dụng.


– Gạch ốp, lát: Gạch lát có 2 loại granite và ceramic…Tùy theo túi tiền và nhu cầu mà các bạn lựa chọn cho phù hợp.

– Điện: Về điện thì quan trọng nhất là việc đi dây. Thường có thể đi dây có gen (gen cứng là ống nhự PVC), gen mềm (ống thoát điều hoà) hoặc không có gen – đi thẳng vào trong tường…nên cân nhắc đến công suất theo nhu cầu sử dụng.

– Đèn: Trong nhà thì có một số loại đèn cho chiếu sáng phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, cầu thang, nhà vệ sinh, trước cửa,…Nên chọn phù hợp nhu cầu.

– Nước:

Về cấp nước, thì bạn nên đưa phương án cho thợ nước để họ làm, có những phòng nào, mỗi phòng có những thiết bị gì, có ý định sử dụng bình năng lượng mặt trời không, đường nước nóng cần cấp cho những đâu, có cần cấp cho lavabo, chậu rửa bát không…

Về thoát nước thì có 2 kiểu: nổi và chìm. Nổi tức là thoát nước nằm trên sàn. Mình sẽ đổ cát lên sàn để có không gian đặt ống thoát. Cách này thường khó bảo trì, sửa chữa hơn. Thoát chìm là đặt ống thoát dưới sàn, cách này tuy dễ sửa chữa hơn nhưng có nhược điểm là phải làm trần giả ở tầng dưới (do ống thoát nước nằm dưới sàn, lộ rõ ở tầng dưới), ngoài ra cái này cần phải tính ngay ở khâu thiết kế.

– Thiết bị Vệ Sinh: Có rất nhiều lựa chọn cho bạn nên tuỳ thuộc vào túi tiền của mỗi người có thể lựa chọn loại thiết bị cho phù hợp…


Author’s Posts