Bài 3: Thành Lập Lịch Dịch Lý (Cách Lập Quẻ Dịch Lý Theo Thời Gian)
Bài 3: Thành Lập Lịch Dịch Lý (Cách Lập Quẻ Dịch Lý Theo Thời Gian)
Tạm mượn tên của Thầy Thanh Từ DHS đặt là Lịch Dịch Lý
Hướng dẫn lập Quẻ Dịch Theo Thời Gian như sau:
1. Lấy năm tháng ngày giờ Âm Lịch đổi ra số thứ tự:
Năm Tý =1, năm Sửu=2, Dần=3, Mẹo=4, Thìn=5, Tỵ=6, Ngọ=7, Mùi=8, Thân=9, Dậu=10, Tuất=11, Hợi=12
Tháng Giêng=1, tháng Hai=2, tháng Ba=3, tháng Tư=4, tháng Năm=5, tháng Sáu=6, tháng Bảy=7, tháng Tám=8, tháng Chín=9, tháng Mười=10, tháng Mười Một=11, tháng Mười Hai=12
Ngày mùng Một=1, ngày mùng Hai= 2 … ngày Ba Mươi= 30.
Giờ:
+ Giờ Tý từ 11 giờ đêm đến 1h sáng ngày kế tiếp= 1
+ Giờ Sửu từ (1- 3 sáng)=2
+Giờ Dần từ (3 – 5 sáng)= 3
+Giờ Mẹo từ (5 – 7 sáng)=4
+Giờ Thìn (7 – 9 giờ sáng)=5
+ Giờ Tị (9 – 11 giờ sáng)= 6
+ Giờ Ngọ (11giờ trưa – 1 giờ chiều)= 7
+ Giờ Mùi (1 – 3 giờ chiều)=8
+ Giờ Thân (3 – 5 giờ chiều)=9
+ Giờ Dậu (5 – 7 giờ tối)=10
+ Giờ Tuất (7 – 9 giờ tối=11
+ Giờ Hợi (9 – 11 giờ đêm)=12.
2) Cộng số của Năm, Tháng, Ngày (muốn biết) thành một tổng số.
3) Cộng số của Năm, Tháng, Ngày, Giờ (muốn biết) thành một tổng số.
4) Chia Từng tổng số cho 8, rồi đổi số dư còn lại ra đơn quái
(xin xem số của đơn quái ở dưới).
– Nếu tổng số dưới 8 thì khỏi cần chia.
Lưu ý:
– Chia tổng số của Năm, Tháng, Ngày cho 8 làm thượng quái trước.
– Tổng số của Năm, Tháng, Ngày đó cộng thêm giờ vào rồi chia cho 8 làm hạ quái sau.
– Mỗi đơn quái chỉ có ba vạch.
Số của đơn quái: 1-Càn vi Thiên , 2-Đoài vi Trạch , 3-Ly vi Hỏa, 4-Chấn vi Lôi, 5-Tốn Vi Phong, 6-Khảm vi Thủy, 7-Cấn vi Sơn, 8-Khôn vi Địa (Xem Bài Bí Quyết thuộc Bát Quái).
5) Ghép hai quái đơn đó thành chính tượng (quẻ kép):
– Thượng quái ở trên.
– Hạ quái ở dưới.
6) Lập hộ tượng (quẻ hộ, quẻ hỗ, quẻ nội tình):
– Theo thứ tự của sáu vạch từ dưới lên, lấy hào 5, 4, 3 lập thành thượng quái của hộ tượng.
– Lấy hào 4, 3, 2 lập thành hạ quái của hộ tượng.
7) Biến tượng:
– Lấy tổng số của Năm, Tháng, Ngày, Giờ chia cho 6 tìm số dư, đó là hào động của quẻ (1 là hào 1 động, 2 là hào 2 động, … 6 là hào 6 động).
– Hào động là hào ấy phải biến, vạch liền (-) biến thành vạch đứt (–) , vạch đứt (–) biến thành vạch liền (-).
– Chép nguyên lại các vạch của chính tượng (quẻ chính), trừ hào động thì ghi vạch đã biến của nó, làm thành biến tượng (quẻ biến).
8) Khi lập xong chính, hộ , biến tượng phải hiểu cho tường tận ý nghĩa của dịch tượng trước khi đưa ra sử dụng.
Ví dụ: Ngày 27/9/2016 Dương Lịch. Lúc 17 giờ 15 phút tối.
Bước 1: Quy ra âm lịch là ngày 27 tháng 8 năm Bính Thân (=9) giờ Dậu(=10)
Bước 2: Cộng năm tháng ngày ( Âm lịch): 9+8+27=44
Bước 3: Cộng năm tháng ngày giờ: 9+8+27+10=54
Bước 4: Ta lấy 44 chia cho 8 được 5 dư 4. 4 ứng với đơn quái là Lôi (Chấn) (Thượng Quái)
Ta lấy 54 chia cho 8 được 6 dư 6. 6 ứng với đơn quái là Thủy (Khảm) (Hạ Quái)
Bước 5: Ghép 2 đơn quái thành chánh tượng: Ta lập được Quẻ dịch là Lôi Thủy Giải (Xem bài Bí Quyết học 64 Quẻ Dịch)
Bước 6: Lập hộ tượng:
Lấy hào 5, 4, 3 lập thành thượng quái của hộ tượng: Ta được đơn quái là Thủy (Khảm). Lấy hào 4, 3, 2 lập thành hạ quái của hộ tượng: Ta được đơn quái là Hỏa (Ly). Vậy Hộ Tượng Là: Quẻ Dịch Thủy Hỏa Ký Tế
Bước 7: Lập biến tượng: Lấy 54 chia cho 6 được 9 dư 0 (lấy là 6 vì số dư bằng 0 là 6). Vậy động hào 6.
Lôi Thủy Giải: Hào 6 đang là hào Âm bị động biến thành hào Dương nên ta lập được quẻ dịch là Hỏa Thủy Vị Tế.
Sau đó ta đưa vào Bảng sau và áp dụng như Quyển Lịch Dịch Lý trong công tác.
(Dịch Lý Xưa và Nay).