NHỮNG MÔ THỨC SIÊU ĐẲNG CỦA KINH DỊCH (Phần 1)
Khi luận giải về một Quẻ, người đời xưa nay thường quan tâm nhiều nhất đến Sáu Mô Thức Siêu Đẳng làm nền tảng Khoa Dịch Lý Học đó là: Dịch Tượng, Hình Tượng, Lý Tượng, Ý Tượng, Danh Tượng, Dụng Tượng. Còn những vấn đề khác như thời đại, chế độ, chính trị, văn hoá xã hội, luân lý, đạo đức, nhân sự, gia đình, cá nhân, thiên văn, địa lý v.v…thì tùy nhu cầu nghiên cứu riêng.
- DỊCH TƯỢNG
Dịch Tượng là những dấu vết biểu tượng, tượng trưng cho sự biến hoá của muôn loài vạn vật, mà căn cứ vào đó người ta có thể biết được phần nào hiện tượng, trạng thái của sự vật việc người đã đang sẽ diễn ra.
Đối với con nhà Dịch Lý thì bất cứ dấu vết hiện tượng, trạng thái nào cũng là Dịch Tượng cả vì những gì trải qua tai, mắt, tâm trí, có biết sao đó đều là phạm vi tình lý tức có tình người lý luận hiểu biết sâu cạn rồi. Như chỉ tay, chữ ký, tướng mạo, lá bài, thiên văn, địa lý, sử ký, văn học, nghệ thuật, khoa học, đạo giáo, chính trị, quân sự, võ học, y học, cảnh sống, thất tình lục dục, danh lợi tình chung tư…. Hoặc như trong chuyên khoa Dịch Lý học là những vạch đứt liền gọi là hào Âm Dương, các Quái, Quẻ bất kể có bao nhiêu vạch đứt liền cũng đều gọi là Dịch Tượng. Chúng là những mô thức nhân tạo có tính biện chứng tuyệt đỉnh trí tuệ loài người làm biểu tượng cho sự hữu hình hoá cái Lý Lẽ Dịch Biến Đồng Dị vô hình, mà người đời thường gọi là LUẬT TẠO HOÁ, LÝ TỰ NHIÊN.
Muốn biết những mô thức nền tảng Kinh Dịch thì phải chui vào các quy ước của tiền nhân, vì Kinh Dịch cũng như mọi học thuật đều xây dựng bằng rất nhiều quy ước, định lệ, từ quy ước tiên khởi tiền đề rồi mọc nhánh tới chi tiết hết sức nhiệm nhặt, nhiêu khê. Nói chung, bất cứ môn học hay trò chơi nào mà bày vẽ, bày đặt quá nhiều luật lệ ước thức thì sẽ kém linh động hấp dẫn do dễ bị phạm lỗi sơ suất. Nơi đây chúng tôi chỉ nhắc lại những quy ước mô thức then chốt khởi nguyên của Kinh Dịch cũng thừa sức vẫy vùng linh hoạt, còn những thêm thắt râu ria cầu kỳ về sau thì tùy sở thích lượm lặt thêm.
Tiền nhân quy ước biểu tượng cho mô thức Dịch Lý như sau:
MỘT VẠCH: Gồm có: Vạch đứt gọi là Nghi Âm.
Vạch liền gọi là Nghi Dương.
Gọi chung là Lưỡng Nghi là Dịch Tượng có một vạch.
HAI VẠCH: Gồm có:
– Hai vạch đứt gọi là Thái Âm.
– Hai vạch liền gọi là Thái Dương.
– Vạch đứt trên, Vạch liền dưới gọi là Thiếu Âm.
– Vạch liền trên, Vạch đứt dưới gọi là Thiếu Dương
Thiếu Âm là Âm trẻ phủ lên trên gốc Nghi Dương dưới.
Thiếu Dương là Dương trẻ phủ lên trên gốc Nghi Âm dưới.
Gọi chung là Tứ Tượng là Dịch Tượng có hai vạch.
BA VẠCH: Gồm có thượng, trung, hạ (trên, giữa, dưới) gọi là Tam Tài, theo thứ tự từ Nghi Âm đến Nghi Dương ở dưới là:
Bộ Mặt Củ +/- Manh Nha => Bộ Mặt Mới.
Âm Dương tương động, tương giao, tương cảm, sinh thành tạo nên 8 tượng lần lượt là: KHÔN, CẤN, KHẢM, TỐN, CHẤN, LY, ĐOÀI, KIỀN.
Gọi chung là BÁT QUÁI (có người gọi nhầm là Bát Thuần. Bát Thuần để chỉ 8 cái Dịch Tượng Thuần gồm có Quái trên và Quái dưới chồng chất nhau thành có 6 vạch, như THUẦN KHÔN là gồm KHÔN trên KHÔN dưới, THUẦN KIỀN là gồm KIỀN trên KIỀN dưới. Nên Bát Thuần là Dịch Tượng kép). Còn BÁT QUÁI là 8 Dịch Tượng đơn có 3 vạch, nói tắt là 8 Tượng Đơn.
SÁU VẠCH: Gồm 3 vạch trên (Thượng Quái) hoặc ngoài (Ngoại Quái) và 3 vạch dưới (Hạ Quái) hoặc trong (Nội Quái), do Bát Quái phối hợp chồng chất lên nhau gồm có tất cả 64 Quẻ (Lục Thập Tứ Quái) là 64 Dịch Tượng Kép, nói tắt là 64 Dịch Tượng 6 vạch.
Tại sao: – Vạch đứt Âm gọi là hào Lục, số Ngẫu?
– Vạch liền Dương gọi là hào Cửu, số Cơ ?
Hào Âm vạch đứt là số ngẫu (số chẵn) vì có hai vạch nhỏ, ở giữa trống. Mỗi vạch nhỏ là một cái thành được Lý Thành là 1 mà 3:
BỘ MẶT CŨ + HƠI HƠI KHÁC => BỘ MẶT MỚI
3 + 0 + 3 = 6 Do đó gọi hào Âm là hào Lục (6)
___ ___ là số chẵn, nên gọi là số ngẫu.
Hào Dương vạch liền là số Cơ (số lẻ), vì có một vạch liền nối bởi 3 vạch nhỏ, mỗi vạch nhỏ là một cái Thành 1 mà 3.
3 + 3 + 3 = 9 Do đó còn gọi hào Dương là hào Cữu (9)
___ ___ ___ là số lẻ, nên gọi là số Cơ.
- HÌNH TƯỢNG: Nhất Âm, nhất Dương chi vị Đạo.
Trong Vũ Trụ muôn loài phải giao dịch biến hoá đồng dị cho nên tượng trưng bằng các hào Âm Dương, chúng phải đi lại chồng chất nhau tùy theo tỷ lệ và vị trí các hào mà tạo nên các hình thể biểu tượng Dịch Lý giống mà khác nhau.
THÁI CỰC: là biểu tượng cho Lý Đồng Nhi Dị –Dị nhi Đồng là Lý Âm Dương (một là hai, một mà hai, một mà có hai), là Dịch lý vậy.(Xin đọc KINH DỊCH XƯA &NAY Tập I, II Phân Khoa Triết Dịch và Phân Khoa Giao Dịch Xã Hội)
LƯỠNG NGHI: Là biểu tượng đồng dị của Nghi là Âm Dương. Cùng là một Nghi (Đồng) mà hơi hơi khác (Dị) nên mới phân biệt ra là hai Nghi: Nghi Âm (trung hư = giữa trống) so với (được lý bởi) Nghi Dương (trung thực = giữa đầy). Âm Dương Đồng Dị Hư Thực giống mà hơi hơi khác hoặc quá quá khác nhau là Âm Dương đối đãi, gọi là Lưỡng Nghi Âm Dương.
TỨ TƯỢNG: Là biểu tượng Dịch Lý triển khai mức độ đồng dị biến hoá của Âm Dương nhiệm nhặt hơn. Đó là hình tượng có trên dưới, trong ngoài.
Đồng Dị của Nghi Âm là Thái Âm và Thiếu Dương, đều có gốc Nghi Âm ở dưới, tỏ rõ trong Âm có Dương.
Đồng Dị của Nghi Dương là Thái Dương và Thiếu Âm, đều có gốc Nghi Dương ở dưới, tỏ rõ trong Dương có Âm.
BÁT QUÁI: Là biểu tượng Dịch Lý biến hoá đồng dị đuợc triển khai nhiệm nhặt hơn nữa để đạt lý Tam Tài của sự vật việc có không gian thời gian : thượng, trung, hạ (trên, giữa, dưới) hoặc (ngoài, giữa, trong).
KHÔN Lục Đoạn (sáu khúc) KIỀN Tam Liên (ba liền)
CẤN Phủ Hạ (chụp xuống) CHẤN Ngưỡng Thượng (ngữa lên)
KHẢM Trung Mãn (giữa đầy) LY Trung Hư (giữa trống)
TỐN Hạ Đoạn (dưới đứt) ĐOÀI Thượng khuyết (trên mẻ)
LỤC THẬP TỨ QUÁI:
Bát Quái là Định Luật CẤU TẠO HOÁ THÀNH muôn loài vạn vật thì Bát Quái cũng phải đi trong Quy Luật TẠO THÀNH. Do đó cũng phải theo Lý THÀNH Một mà Ba:
Một Quái trên + Một Quái dưới Þ thành Quái Kép 6 hào.
Bát Quái giao Bát Quái trên dưới biến hoá, hoá thành 64 tình tiết đồng dị Âm Dương rất nhiệm nhặt, gọi là 64 Dịch Tượng (Kép), xưa gọi là Quẻ hay Quái. Lục Thập Tứ Quái còn gọi là HỆ THỐNG TẠO LẬP VŨ TRỤ hay LÒ TẠO HOÁ . (Xem bài Bí quyết học 64 quẻ Dịch Lý Việt Nam).
Hoà Hưng, Sài Gòn, Mùa Nắng Quý Mùi, Đạo Quán Nam Thanh. Cư Sĩ Phan Quốc Sử.