LÝ GIẢI VỀ CÁCH HÌNH THÀNH SỐ LÝ CỦA BÁT QUÁI (8 TƯỢNG)
Mọi người luôn Thắc mắc tại sao có Bát Quái và Các con số từ 1 về 8 của Bát quái từ đâu mà có. Hôm nay, Dịch lý Việt Nam (DLVN) xin chia sẽ về vấn đề này.
Số Lý: là các con số từ 1 về 8 của Tám Tượng (còn là 8 giai đoạn diễn tiến sống động) đã được mã hóa tối ưu (qui ước) Ví Dụ: Các số 1 là Thiên (Kiền, Càn) 2 là Trạch (Đoài), 3 là Hoả (Ly), 4 là Lôi (Chấn), 5 là Phong (Tốn), 6 là Thuỷ (Khảm), 7 là Sơn (Cấn), 8 là Địa (Khôn). Nên tiền nhân gọi:
Số là giai đoạn diễn tiến của một chu kỳ sống động biến hóa. Số được ký hiệu bằng tượng số, danh số và số số.
Khi có số số thì đó cũng là số lý, vì bất kể số nào cũng phải có lý lẽ mới thành được số đó. Còn Lý số là nguyên lý tại sao có số lý (nguyên nhân, lý do).
Tiên Thiên Lý số: là lúc chưa có Lý số danh gọi KHÔNG HOÀN TOÀN KHÔNG (KHTK) có SỐ.
Lúc, chưa có Lý số thì chẳng có số nào cả, kể cả số KHÔNG (zéro), nhưng khi có Lý số thì liền lập tức có số KHÔNG (0) tiên thiên là Số Vô Cực (KHTK cực). Vô cực số lý là có số KHÔNG, một số KHÔNG đầu tiên.
Vậy, số không này gồm: KHÔNG và MỘT (Âm-dương), (0 -1) là MỘT con số KHÔNG (1 – 0). Số MỘT (1) Có Được là do số KHÔNG (0). Số 1 là số Cấu Tạo Hoá Thành đầu tiên cùng chung một lượt với số 0, tức là lúc Tạo Thành có Lý số để cả hai số 0 và 1 cùng được lý. Số 0 – 1 là Âm Dương số lý.
Số Tạo THÀNH là số 1. Còn các số khác như 2, 3, 4, 5, 6,7,8… đến muôn trùng thiên số cũng chỉ là gia bội (Tăng thêm) của số 0 và số 1 mà thôi.
Vậy có lý số tiên thiên 0 – 1 mới có số lý, số số, toán số hậu thiên.
Toán số: là phép tính toán để biết giai đoạn sống động diễn tiến tới đâu, lúc nào ở quá khứ, hiện tại, vị lai.
Khi sống động diễn tiến nhất định phải có ở giai đoạn nào trên đường đi dĩ nhiên phải như vậy thì gọi là số mạng, số mệnh, nên có thể dựa vào phép toán số, ta tính ra được bằng số số, tượng số hoặc danh số mà biết số mạng.
Số số: như 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8…
Tượng số hoặc Tướng số là những hiện tượng, trạng thái vào một thời điểm nào của người, vật như nét mặt, chỉ tay, chữ ký, mưa nắng, động đất, giật mình …
Danh số: là những ký hiệu, ngôn từ, tên gọi về một sống động ở giai đoạn diễn tiến (đang thời diễn ra) nào như lúc mặt trời mọc gọi là ngày, mặt trời lặn gọi là đêm, nhiều tiền của là giàu, ít tiền của là nghèo…
Người xưa nói: “Dịch nghịch số dã” là sao?
Mọi vật Thành sau Lý Biến Hóa tức sau Lý Thành và Định Luật 8 – Bát Quái.
Lý Số đã có, đã thành trước rồi sau đó mới có Tượng Số, Số Số, Danh Số, Toán Số. Theo diễn tiến của các tượng Bát Quái thì tượng KHÔN là lúc chưa thành, chưa có gọi là HƯ. Tượng KIỀN là lúc đã thành, đã có là NHƯ. Vậy đã Thành có Lý Số là phải ở Tượng KIỀN, mà bất kể cái gì đã thành được kể là 1, chứ không còn là KHÔNG (zéro = 0) nữa. Nên ký hiệu KIỀN có số lý là 1 vậy.
Quá khứ, Hiện tại, Vị lai đều là cái đã Thành: Thành Quá khứ, Thành Hiện tại, Thành Vị lai. Nếu quá khứ, hiện tại, vị lai chưa thành thì không ai tiên tri tiên đoán được gì cả. Quá khứ là cái Thành đã qua, Hiện tại là cái Thành đang diễn tiến, Vị lai là cái Thành sẽ tới.
Vậy:
Thành Quá Khứ cũng là ở KIỀN số 1
Thành Hiện Tại cũng là ở KIỀN số 1
Thành Vị Lai cũng là ở KIỀN số 1
Nếu ta muốn biết giai đoạn sống động trong quá khứ, trong hiện tại, trong vị lai, ta dùng phép Truy Nguyên, Truy Lý tức đi ngược từ cái đã Thành ở Kiền số 1 về đến chỗ chưa thành là KHÔN số 0 (8), vì có tất cả 8 bước nên tượng KHÔN còn có số lý là 8.
Phép Truy Nguyên ngược đó người xưa nói là Dịch nghịch số dã, tức Dịch Lý Học là môn học chuyên Truy Nguyên Truy Lý ngược dòng quá khứ, ngược dòng hiện tại, ngược dòng vị lai để biết chính xác giai đoạn diễn tiến của sự việc muốn biết. Chớ không phải như có người hiểu lầm Dịch nghịch số là người học Dịch có thể cải số, chống lại số Trời…
Mỗi tượng Bát Quái là một số (giai đoạn diễn tiến sống động) do Âm Dương số lý cấu tạo hóa thành, Số Không (0) được lý là Âm, số (1) được lý là Dương. Bội số của Âm Dương có chẵn lẽ. Số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9… gọi là số cơ, số Dương. Số chẵn 0, 2, 4, 6, 8… là số ngẫu, số Âm. Cơ ngẫu là số Âm Dương giao nhau mà thành vô vàn số số.
Vậy theo Hậu Thiên Học thì số Truy Nguyên phải bắt đầu từ cái đã Thành (đã có) là tượng KIỀN có số lý là 1. Trước tượng Kiền là tượng Đoài được lý là số 2, trước tượng Đoài là tượng LY được lý là số 3… đến cuối cùng chưa thành là tượng KHÔN được lý là số 8. Vậy tượng KHÔN được lý của hai số:
- Số 0 (zéro) nếu khởi từ KHÔN theo Lý Thành Tiên Thiên: Biến Hóa luật.
- Số 8 nếu khởi từ KIỀN theo Lý Thành Hậu thiên: Lý Học Truy Nguyên.
Do đó các tượng có số lý truy nguyên thuộc Hậu thiên học thuật như sau:
Điều này giải thích toàn bộ tại sao trong KINH DỊCH Tiền nhân chọn tượng KIỀN làm khởi nguyên muôn vật; là đạo Trời (THIÊN) (KIỀN: Nguyên Hanh Lợi Trinh).
Cũng cắt nghĩa tại sao chủ trương KIỀN dĩ dị tri KHÔN dĩ giãn năng. Đạo TRỜI dễ biết vì khi thắc mắc về việc gì thì lấy ngay việc đó làm tượng KIỀN là Có Vấn Đề đó được đặt ra ít nhất trong ý trí, suy nghĩ. ĐẠO ĐẤT dễ làm vì khi biết KHỞI đầu ở đâu thì cứ theo Lý học Truy Nguyên dò tìm trong Biến Hóa Luật BÁT QUÁI, sẽ biết được Dứt điểm ở đâu. KHỞI đầu ở KIỀN thì chấm DỨT ở KHÔN, thật giản dị hết sức.
Cũng giải thích được luôn tại sao Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái trong Kinh Dịch khởi đầu bằng số 1 là KIỀN mà không khởi bằng số 0 là KHÔN.
Tóm lại trong KINH DỊCH xưa chỉ luận từ Vô Cực trở về sau tức Lý Biến Hóa đã có, đã thành, nên khởi ở Vô Cực (tượng KIỀN) là Hậu thiên học thuật. Dịch Lý Việt Nam tiếp sức bổ sung luận giải thêm từ khi chưa có Lý Biến Hóa (chưa có Dịch Lý) đến khi có Lý Biến Hóa tức từ Vô đến Vô Cực, hay nói cách khác từ Vô Cực trở về trước là Vô tức KHTK (khởi ở Tượng KHÔN) là Tiên Thiên Học Thuật.
Đó là ưu thế lớn của Dịch Lý Việt Nam ngày nay đã bắt được nhịp cầu giữa Huyền Vi và Hiển Hiện, giữa Hình nhi Thượng học và Hình nhi Hạ học, hòa cựu hợp tân để nhân loại chung hưởng cả hai nền văn minh Tinh Thần và Vật Chất, Đạo Lý và Khoa Học của cổ kim Đông Tây.
Người đời không hiểu tại sao các nhà Dịch học chỉ căn cứ vào có mấy TƯỢNG (Bát Quái) và vài con số tính toán đơn giản 1, 2, 3, 4, 5…8 mà có thể hiểu biết nhiều việc trong quá khứ, hiện tại, vị lai như thế.
Họ có biết đâu đây là phép tính nhị phân cao cấp nhất, dùng tới Âm Dương số lý (VÔ HỮU số lý). Mọi, hiện tượng trạng thái của sự vật được mã hóa tối ưu (qui ước) bằng ký hiệu Âm Dương (vạch đứt, vạch liền) và danh số Cơ Ngẫu (chẵn lẻ) (số Thiên là số lẻ, số Địa là số chẵn). Dịch Lý học là một Siêu Khoa Học, một Khoa Học Tổng Tập rõ ràng chứ có phải đâu là sự bịa đặt hoang đường mượn tiếng là Khoa Học để mập mờ “đánh lận con đen”, mị dân lừa dối thủ lợi riêng mình.
Dịch Lý học xưa nay và mãi mãi vẫn là mảnh đất màu mỡ, thu hút biết bao đầu óc siêu phàm, trí tuệ nhất loài người đầu tư khai thác lớn lên, tiếp nối hết thế hệ này đến thế hệ khác. Có thể kể tên những bậc danh thế sáng ngời trong làng Dịch Lý như là Vua Phục Hy, Vua Văn Vương, như Là Lão Tử, Trang Tử, Khổng Tử, Trần Đoàn, Thiệu Khang Tiết… và ở Việt Nam hiện nay (1965) Ông Xuân Phong Nguyễn Văn Mì Nguyên Hội Trưởng VN Dịch Lý Hội, đáng danh là một Dịch Lý sĩ đại tài, đã lập nên một trường phái Dịch Lý Việt Nam với nhiều cao đồ lừng lẫy trong thiên hạ.
Nam Thanh Phan Quốc Sử.