All Stories

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG THUẬT PHONG THỦY (Phần 1)

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG THUẬT PHONG THỦY

1. La kinh (La bàn Phong thủy): dụng cụ đo phương hướng căn bản nhất của thuật Phong thủy. La kinh là biểu tượng của thuật Phong thủy.

2. Thiên trì: la bàn nhỏ, kim chỉ Nam, được bố trí ở trung tâm của La Kinh.

3. Cao, Đê: chỉ sự cao, thấp của địa hình xung quanh.

4. Thủy lai: dòng nước chảy đến, con đường dẫn đến trước nhà.

5. Thủy khứ (tiêu thủy): dòng nước chảy đi.

6. Lai long: mạch khí (núi, đất) chạy đến.

7. Tụ thủy: nước từ xa chảy đến và tụ lại.

8. Lập hướng: phép tuyển chọn phương hướng tốt để cất nhà

9. Tiêu sa: phép tuyển chọn phương hướng tốt để đắp gò, đồi

10. Nạp thủy: phép tuyển chọn phương hướng tốt để tác thủy

11. Sinh thủy: nước trong, sạch, chảy êm đềm, uốn lượn, điều hòa.

12. Sát thủy: nước bị ô nhiễm, chảy siết, xung thẳng vào trong nhà, nước xoáy, nước bắn lên tung tóe.

13. Chế: khắc chế, nguyên tắc: dùng ngũ hành tương khắc.

14. Hóa: hóa giải, nguyên tắc: dùng ngũ hành sinh xuất.

15. Nghinh thủy: đón đầu mạch khí, hai bức tường bên của căn nhà tạo với chiều đường đến thành 1 góc lớn hơn 90 độ

16. Tống thủy: xuôi theo chiều mạch khí, hai bức tường bên của căn nhà tạo với chiều đường đến thành 1 góc nhỏ hơn 90 độ

17. Tứ lưu Phi tinh bàn: Niên, Nguyệt, Nhật, Thời Tinh bay đến hướng nhà. Huyền Không Phi Tinh dùng phép ai tinh bàn để xác định phương vị của những tinh tú này và căn cứ vào đây để dự đoán cát hung cho gia trạch

18. Địa bàn: Lạc thư, Nguyên đán bàn, Cửu cung đồ.

19. Vận bàn: nhập Vận tinh vào cửu cung đồ và phi tinh.

20. Sơn bàn: sau khi lập Vận bàn, chọn tinh tú nào đáo sơn nhập vào trung cung, theo tính chất chẵn lẻ mà phi tinh để lập sơn bàn.

21. Hướng bàn: sau khi lập Vận bàn, chọn tinh tú nào đáo hướng nhập vào trung cung, theo tính chất chẵn lẻ mà phi tinh để lập hướng bàn.

22. Trạch mệnh bàn (Thiên bàn): Vận bàn + Hướng bàn + Sơn bàn

23. Vượng và Suy: đương lệnh và thất lệnh (xét về lý khí tinh bàn), phù hợp và không phù hợp, đắc cách và thất cách (xét về hình thể loan đầu). Ví dụ trong vận 8 thì các Sơn – Hướng tinh 8 là Vượng khí; 9 là Sinh khí; 1 là Tiến khí; 2, 3 là Tử khí; 4, 5, 6 là Sát khí; 7 là Thoái khí.

24. Sơn: một cung nhỏ bằng 15 độ được ghi trên La kinh và được đặt tên theo Tứ duy, Bát can và Thập nhị chi. Trên La kinh có 24 sơn là: Nhâm, Tý (0 độ), Quí, Sửu, Cấn, Dần, Giáp, Mão (90 độ), Ất, Thìn, Tốn, Tị, Bính, Ngọ (180 độ), Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu (270 độ), Tân, Tuất, Càn, Hợi.

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG THUẬT PHONG THUỶ

  1. Hướng: phía trước của căn nhà. Hướng còn dùng để chỉ một cung bằng 450 trên La kinh. La kinh được chia làm 8 hướng. Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam, Tây Bắc.
  2. Sơn: phía sau căn nhà (tọa). Sơn còn được dùng để chỉ gò đống, đồi, núi, vùng đất cao, nhà cao tầng, cây to, cột điệnLưu ý: Trong trường phái Huyền Không Phi tinh, thuật ngữ “Sơn” (tọa) còn được dùng để chỉ phía sau của căn nhà.
  3. Thủy: biển, sông ngòi, ao hồ, lạch nước, hồ cá, cầu thang, đường đi, cửa nhà….
  4. Bát Cung: có 8 cung là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
  5. Tứ tuyến: Tý ßà Ngọ, Mão ßà Dậu, Càn ßà Tốn, Cấn ßà Khôn.
  6. Tứ thần:

– Thanh Long (phía bên trái căn nhà).

 Bạch Hổ (phía bên phải căn nhà).

 Chu Tước (phía trước căn nhà).

 Huyền Vũ (phía sau căn nhà).

* Lưu ý: Thuật Phong thủy xác định vị trí Tứ thần với góc nhìn từ trong nhà ra phía trước.

  1. Sát khí, Tử khí: luồng khí xông thẳng vào trong nhà.
  2. Sinh khí: luồng khí đi quanh co uốn lượn trong nhà.
  3. Thủy khẩu: cửa sông, vòi nước, cửa nhà vệ sinh, giao lộ.
  4. Mạch: Thuật phong thủy phân ra làm 6 loại mạch
  • Mạch âm: nhà tối, luôn phải mở đèn mới thấy rõ đồ vật trong nhà.
  • Mạch dương: nhà sáng.
  • Mạch nhược: nhà rộng, cửa hẹp, nhà không có cửa hậu, nhà quá dài nhưng lại hẹp, vào nhà cảm giác ngột ngạt, người sống trong căn nhà này sẽ không cảm thấy thoải mái.
  • Mạch cường: nhà quá rộng nhưng chiều dài lại ngắn, mở cửa hết mặt tiền nhà, có nhiều cửa sổ to và rộng, có gió mạnh làm khí tản mác hết. Khi nói chuyện phải to tiếng mới nghe rõ, tính tình của người trong nhà dễ bị kích động.
  • Mạch tử: mạch đi thẳng đừ như con rắn chết.
  • Mạch sinh: mạch uốn lượn, quanh co khúc khuỷu.
  1. Táo: bếp.
  • Táo tọa: vị trí đặt bếp.
  • Táo khẩu (hướng): hướng lưng người đứng nấu bếp.
  1. Trạch: nhà.
  2. Khí: năng lượng nguyên sinh ở dạng tiềm ẩn có tác động rất mạnh đến vận mệnh của con người. Nói cách khác khí là vật chất ở dạng sóng hạt cơ bản có mang năng lượng.
  3. : nhà vệ sinh.
  4. Tài: tiền tài, tài lộc.
  5. Đinh: nhân đinh, con người, sức khỏe.
  6. Sinh: tăng thêm sức. Khắc: giảm thiểu, tiêu diệt.
  7. Trùng môn: các cửa thông nhau cùng nằm trên một đường thẳng.
  8. Xung môn: cửa của 2 căn phòng (hoặc 2 căn nhà) đối diện nhau.
  9. Lộ trực xung: đường lộ (hoặc nhánh sông) đâm thẳng vào căn nhà.
  10. Bình phong (huyền quan): Màn, sáo, trướng, vách lửng… có tác dụng giảm tốc độ, cường độ luồng gió, biến sát khí thành sinh khí.
  11. Di hình hoán ảnh: phương pháp dùng màu sắc, ánh sáng, gương soi hoặc tranh ảnh để di dời hay bổ khuyết các cung trong căn nhà. Có tác dụng mở rộng hay thu hẹp không gian trong nhà, làm cho căn nhà trở nên sáng hơn, thoáng đãng hơn để tăng vượng khí.
  12. La kinh (La bàn Phong thủy): dụng cụ đo phương hướng căn bản nhất của thuật Phong thủy. La kinh là biểu tượng của thuật Phong thủy.
  13. Cao, Đê: chỉ sự cao, thấp của địa hình xung quanh.
  14. Vượng  Suy: đương lệnh và thất lệnh (xét về lý khí tinh bàn), phù hợp và không phù hợp, đắc cách và thất cách (xét về hình thể loan đầu). Ví dụ trong vận 8 thì các Sơn – Hướng tinh 8 là Vượng khí; 9 là Sinh khí; 1 là Tiến khí; 2, 3 là Tử khí; 4, 5, 6 là Sát khí; 7 là Thoái khí.
  15. Sơn: một cung nhỏ bằng 15được ghi trên La kinh và được đặt tên theo Tứ duy, Bát can và Thập nhị chi. Trên La kinh có 24 sơn là: Nhâm, Tý (0o), Quí, Sửu, Cấn, Dần, Giáp, Mão (90o), Ất, Thìn, Tốn, Tị, Bính, Ngọ (180o), Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu (270o), Tân, Tuất, Càn, Hợi.
  16. Tứ Duy: Càn, Cấn, Tốn, Khôn.
  17. Bát can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
  18. Thập Nhị chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

 Loan đầu ứng hợp Phi tinh: Hình thể núi, sông, thủy khẩu, ao, hồ, cây cối, đường đi, gò đống… xung quanh địa cuộc phù hợp với Lý khí Tinh bàn.

THẦN TÀI VÀ THỔ ĐỊA NGỒI SAO CHO ĐÚNG

Chào mọi người! Mùa xuân là mùa đẹp nhất năm hô hô.

Mọi người đến ngày gần tết sẽ làm gì ? hê hê. Hôm nay, tôi cũng như mọi người sẽ.. Viết bài.

Lại thêm một bài về Trời ah! ha ha không đâu mà là Thần Tài và thổ địa, xem mọi người đã để ông thần của mình ngồi ở đâu?

Theo rất nhiều quan niệm khác nhau thì Nào là Thần tài ngồi bên phải, nào là thần tài ngồi bên trái của ngôi nhà. Người thì bên phải, trái sẽ phân từ trong nhà nhìn ra, bạn thì bảo phải nhìn từ ngoài nhìn vào, Sao tui thấy rối quá trời luôn. Làm sao đâu hu hu!

Vậy ông thần tài của tui phải ngồi thế nào cho đúng???

vị trí tài Thần.

Mọi người thấy rằng hầu hết các tượng thần tài đều Tươi cười vì sao??? Vậy chúng ta quay lại bài liểng (bài vị thần tài) Câu đầu trong đó là:”Ngũ phương ngũ thổ tài thần” Tức là năm phương hay thập phương, hay nói chung là thiên hạ, là mọi người. Thần tài nằm ở đâu trong muôn phương đó. Thần tài nằm ở Trung tâm luôn mỉm cười với mọi người. Vì thật ra thần tài là bản thân của mọi người và để làm ăn với người khác nên phải tươi cười.

Và phải tươi cười tôn trọng nhau. Cười khẳng khái và vô tư thì mọi người mới chịu làm ăn với mình ha ha. Còn Thổ địa là ai!?,

tài cười

Thổ địa: là người biết rõ ràng nhất trong địa phương mình về mọi thứ hi hi, Nào là người nào đáng tôn trọng, người nào có uy tín, ngưởi nào có nhu cầu hô hô … để chỉ điểm cho Thần tài đầu tư sinh lợi ha ha..

Vậy là mọi người chắc đã biết thần tài ngồi ở đâu rồi hê hê! Ngồi phía gần cửa để dễ di chuyển, dễ thu thập thông tin để đầu tư sinh lợi. Không cần biết bên trái hay bên phải gì cả, Khu vực nào Trân Trọng, dễ di chuyển, gần cửa là tốt nhất hi hi…

KHÍ TRONG PHONG THỦY

“Khí” nói đến trong phong thủy học, ở điều kiện bình thường, sự biểu hiện của nó đối với con người là vô hình, Sự tác động của khí đến con người thông qua các tác động đến sinh lý và tâm lý. Những kết quả nghiên cứu đã có cho đến nay chứng tỏ rằng, “khí” trong phong thủy cũng giống như “trường” trong vật lý học hiện đại.

Khái niệm này bắt nguồn từ “khí” trong triết học cổ đại Trung Quốc, đã có ảnh hưởng lớn đối với văn hóa của các nước phương Đông. Những nghiên cứu của vật lý học hiện đại ngày càng chứng thực tính nhất trí của khí trong triết học cổ phương Đông với trường trong vật lý học lượng tử hiện đại. Bản thân mỗi con người mang một trường khí (năng lượng), môi trường sống cũng phát ra một dạng trường khí nhất định. Cuộc sống của con người trong môi trường nào đó trở nên tốt hay không là do kết quả tương tác của các trường khí này.

“Khí” trong triết học cổ, cho rằng bất cứ môi trường phong thủy nào cũng đều tồn tại một loại khí âm dương hòa hợp, loại khí này có thể sản sinh ra những ảnh hưởng đối với sinh lý và tâm lý con người.

Trong tác phẩm “Táng thư” của Quách Phác viết vào đời Tấn, cho rằng khí là cấu thành bên trong của hình, hình là biểu hiện bên ngoài của khí. Sinh khí thay đổi tùy theo địa hình, địa thế; định hình cao thấp, phản ánh khí lớn hay nhỏ. Có đất là có khí. Khí và hình là hai bộ phận có liên quan mật thiết không thể nào tách rời trong khoa phong thủy; hình là bên ngoài của khí, khí là sự thể bên trong hình, khí ẩn khó biết, hình hiện dễ thấy. Khí là Thể mà Hình là cái Dụng. Đất có cát khí (khí tốt) thì Hình phải tùy theo đó mà bố cục. Không phải vô cớ mà tiền nhân lại định cư tập trung dọc bên bờ suối, bờ sông, bờ hồ, bờ biển, ở các thung lũng, các triền đồi, cạnh vách núi, gần những cánh đồng… đây là những vùng có sinh khí hội tụ về, tạm gọi là Vùng Tụ Khí.

Đa số người ta thường chuyển sự chú ý và dừng lại ở phong thủy hình thể, bất quá nếu có nói đến lý khí thì lại quy hết vào phương hướng (như trường phát Bát trạch) mà không hề biết hay quan tâm đến khí hay vùng khí trường của đất khiến cho sự hiểu biết về phong thủy của nhiều người đã trở nên sai lệch. Cũng vì thế sự giải thích về thuyết lý khí ngày càng đi xa nguồn gốc của nó, từ đó trở thành đối tượng bị lãng quên. Ngày nay, chúng ta nghiên cứu về phong thủy không thể không bắt đầu từ nguồn gốc và bản chất của thuyết lý khí này.

“Khí” trong Phong Thủy học bao gồm 3 khí là Thiên khí, Địa khí và Nhân khí gọi là Tam khí. Nó thể hiện cho quan niệm của Triết học Phương đông về sự thống nhất giữa Thiên – Địa – Nhân. Tiền nhân chú tâm vào việc tìm ra được Quy luật của sự hòa hợp giữa 3 yếu tố: Trời – Đất – Người, và kết hợp 3 yếu tố đó thành một thể thống nhất làm cho con người sống hài hòa với tự nhiên. Đối với khoa phong thủy lại càng được chú trọng. Khi kết hợp 3 yếu tố đó thành một thể thống nhất sẽ tạo ra được một môi trường phong thủy hoàn chỉnh có ảnh hưởng tích cực đối với những người cư trú, bao gồm cả về giá trị sức khỏe, giá trị tinh thần, giá trị về công danh và giá trị về tài lộc.


CÁC ĐƯỜNG KHÍ CHÍNH VÀO NHÀ.

          Vậy trong Phong thủy học yếu tố Thiên – Địa – Nhân được hiểu như thế nào?

  1. Thiên khí: Sự tương tác giữa những tinh cầu trong và ngoài Thái Dương hệ đến Địa cầu bao gồm cả Thái Dương. Được tính toán thông qua phép Ai tinh của phái Huyền Không Phi Tinh (đó là yếu tố ảnh hưởng của “Cửu tinh”. Quỹ đạo di chuyển và sự phối hợp của 9 ngôi sao đó theo những quỹ đạo nhất định). Ví dụ như: nắng mưa, sấm chớp, gió mây, bão tố, nóng lạnh, các hiện tượng bão mặt trời, cực từ quang, …. Thiên tinh không chỉ ảnh hưởng 1 cách chung chung mà nó còn tác động cụ thể trực tiếp đến các đại vận, tiểu vận, năm, tháng, ngày, giờ đối với những người sống trong môi trường ảnh hưởng của nó. Do đó, nhiệm vụ của Phong thủy là phải xác định và tính toán sao cho mỗi ngôi nhà có thể đón nhận được khí trường của các ngôi sao tốt và tránh được sự hung hiểm của khí trường các ngôi sao xấu.
  2. Địa khí: Năng lượng phát ra từ các hiện tượng tự nhiên tồn tại trong bản thể của địa cầu như: Địa hình núi non, biển, sông, ao, hồ, rừng rậm, đất đai phong thổ, thổ nhưỡng, khoáng chất, quặng mỏ, từ trường, trọng lực … được gọi là ngoại Loan đầu gồm có: Nguyên Khí (là những dòng năng lượng xấu hay tốt trong lòng đất bốc lên), Thực khí (đi nổi trên bề mặt thông qua cửa nhà).
  3. Nhân khí: Nhân sinh quan, tư duy, cung cầu, lối sống, tác phong, hành động, nội loan đầu (phong cách sử dụng, bố trí đồ vật trong nhà), sự nề nếp, ngăn nắp…
  • Quan sát cách nói chuyện để biết nhận thức, quan điểm sống, tín ngưỡng, nghề nghiệp, xu hướng, lối sống của gia chủ.
  • Quan sát cách bài trí trong nhà: phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, sân vườn…dùng các tiêu chí về cách sử dụng màu sắc, chất liệu, mức độ hài hòa, sự phô trương…để đánh giá nhân khí của gia chủ.
  • Quan sát Nhân tướng, thể trạng, vận hạn lưu niên…

VÙNG TỤ KHÍ PHẢI SẠCH SẼ, THOÁNG MÁT

Tác nghiệp khảo sát thiết kế Phong thủy nhất thiết phải xác định được tam khí trước rồi sau đó mới tìm cách dung hòa, khắc chế để có thể tổng hòa, hợp nhất tam khí.

Vưu Thanh

Viết xong Phệ Hạp-Di

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Châu Ngọc. 2017 Giáo trình phong thủy huyền không học. Lưu hành nội bộ.
  2. Thẩm Trúc Nhưng. Trạch vận tân án. 2008. NXB Mỹ thuật.
  3. Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn An (Người dịch). 2001. Tìm hiểu Cổ dịch Huyền không học tác giả Hồ Kinh Quốc. NXB Đại học Quốc Gia tp.HCM, tr 8 –tr 54
  4. Hoàng Tuấn. 2007. Lý thuyết tam nguyên – cửu vận và nguyên lý dự báo cổ. NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.